Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk không những triển khai thực hiện chính sách Người có uy tín trong đồng bào DTTS hiệu quả, mà còn có nhiều hoạt động thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến đội ngũ Người có uy tín. Đắk Lắk được đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện chính sách Người có uy tín.
Trải qua năm tháng dãi dầu trên vùng đất biên cương, Người có uy tín Hồ Văn Ôn ở thôn A Niêng Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) mang đậm chất của con người miền sơn cước. Công việc thường ngày gắn liền với đường biên, cột mốc nên ông Hồ Văn Ôn được đồng bào gọi với cách thân thương là “chiến sĩ Biên phòng không quân hàm”.
Trong những năm qua, từ các phong trào thi đua yêu nước, đã có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các thôn, bản vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… tại địa phương.
Đại đức, Tiến sĩ Danh Út - trụ trì chùa Khmer Thôn Dôn (Keomunìvansà) TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang còn đảm nhiệm vai trò là Người có uy tín, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Tp. Rạch Giá . Đại đức là người luôn được Nhân dân trong vùng kính trọng. Bao năm qua, Đại đức đã có nhiều đóng góp trong công tác an sinh xã hội, chung tay cùng với chính quyền địa phương vận động đồng bào Khmer xây dựng phum sóc văn minh, tiến bộ.
Không chỉ “đến tận nhà, ra tận rẫy” vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ, sử dụng trái phép, những Người có uy tín ở xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) còn tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ đường biên, cột mốc. Qua đó, phát huy được vai trò của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
Hai lần bị thương, anh bộ đội Vang Hồng Phong mới chịu rời quân ngũ. Trở về với bản làng, thay vì an hưởng chế độ thương tật, người thương binh ấy vẫn hăng say lao động, miệt mài đi tìm cái mới, cái hay để phát triển kinh tế gia đình, làm gương cho bà con noi theo. “Có ai như tôi không, dám đào ao ở lưng chừng núi”, ông Vang nói về tinh thần dám nghĩ dám làm của mình.
Đó là nhận xét của bà Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa khi nói về vai trò của Người uy tín trong vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Thanh Hóa. Bà cũng nhấn mạnh, những việc làm của Người có uy tín đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhiều năm qua, Người có uy tín ở địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị) đã thể hiện vai trò cầu nối quan trọng giữa Đảng bộ, chính quyền với bà con dân bản. Họ là những hạt nhân tiêu biểu trong xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Người có uy tín có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, được ví như những "nhịp cầu" gắn kết ý Đảng - lòng dân, là trung tâm của khối Đại đoàn kết trong cộng đồng, đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương.
Được cộng đồng người Dao thôn Đại Thành, xã Ea M’droah, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tín nhiệm suy tôn làm Người có uy tín, nhiều năm qua chị Bàn Mùi Khe (SN 1987) đã cống hiến hết mình, đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế và làm thay đổi suy nghĩ, cách sản xuất của đồng bào Dao nơi đây.
Bao năm qua, ông Y Duan Bkrông - Người có uy tín của buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vẫn nhiệt huyết với công tác xã hội, tận tâm với cộng đồng và luôn được người dân tin tưởng. Đối với người dân buôn Nui, ông Y Duan chính là hạt nhân đoàn kết, là tấm gương sáng của buôn.
Ông Chu Văn Cường, dân tộc Tày, thôn Phú Ninh, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) luôn được bà con tin tưởng, kính trọng. Là Người có uy tín, nhiều năm qua, ông Cường đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào vùng DTTS, theo đó lực lượng Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác vận động, tuyên truyền, nêu gương để đồng bào học tập, làm theo.
Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, những Người có uy tín, già làng, trưởng bản - Những "thủ lĩnh" ở miền Tây xứ Nghệ đã tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia phát hiện, tố giác loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự bản làng.
"Bao năm qua, anh Tằng Dảu Quay là tấm gương sáng, luôn đồng hành, tích cực giúp đỡ bà con trong thôn bản về phát triển kinh tế, anh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương", ông Dường Chố, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 1, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, Quảng Ninh nhận xét về anh Tằng Dảu Quay (sinh năm 1990), dân tộc Dao hiện là Trưởng thôn 1, Người có uy tín của thôn.
Nhiều năm nay, nhằm động viên khuyến khích đội ngũ Người uy tín phát huy vai trò là "cầu nối", là "điểm tựa" của đồng bào DTTS ở các bản làng, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm triển khai kịp thời các chính sách chăm lo đối với đội ngũ Người có uy tín. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về vấn đề này.
Năm 2021, thôn Lao Đu, xã Phước Xuân được Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam tặng Giấy khen “Thôn bản văn hóa kiểu mẫu”. Lao Đu cũng là thôn văn hóa kiểu mẫu 10 năm liên tục (2010-2020). Để có được thành tích đó, bên cạnh sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và người dân trong bản còn có sự đóng góp, cống hiến hết mình của già làng, Người có uy tín A Song Ba, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lao Đu.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong cộng đồng.
Trong những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bào dân tộc Mông xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Trong đó, thôn Làng Mới được coi là điểm sáng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Để có được kết quả đó, phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của anh Vừ Seo Chứ, sinh năm 1981, dân tộc Mông - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ tuyên vận thôn.
Trong 2 ngày 8 - 9/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh An giang tổ chức Hội nghị tập huấn về “Thông tin đối ngoại cho Người có uy tín, Trưởng thôn, bản và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh An Giang năm 2022”.