Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Biểu dương 100 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Lê Hường - 11:00, 10/12/2022

Chiều 9/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022.

Ông Y Biêr Niê - Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Ông Y Biêr Niê - Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc Địa phương Điểu Mưu. Về phía tỉnh có Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, đại diện các sở ngành và 100 Người có uy tín đại diện 942 Người có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk cho biết: Đắk Lắk là nơi hội tụ văn hóa của 49 dân tộc. Được sự quan tâm của Trung ương, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, cùng sự nỗ lực phấn đấu của đồng bào các dân tộc, tình hình an ninh, chính trị được ổn định, KT-XH tiếp tục phát triển, đạt kết quả khả quan.

 Ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc Địa phương phát biểu tại Hội Nghị
Ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc Địa phương phát biểu tại Hội Nghị

Năm 2022, tổng sản phẩm xã hội ước thực hiện hơn 58 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 9 tỷ đồng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 35,7 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầy người đạt 56,57 triệu đồng.

Những thành tựu trên có sự đóng góp không nhỏ của Người có uy tín không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, nắm tay từng người, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế; bài trừ hủ tục; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa; hòa giải, giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng buôn làng ngày càng đoàn kết, bình yên và phát triển…

Bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk phát biểu khai mạc Hội nghị
Bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk phát biểu khai mạc Hội nghị

Theo báo cáo, giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 130 xã thuộc vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 71 xã khu vực I; 519 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp Người có uy tín bị ốm đau, qua đời, không đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và một số thôn, buôn sát nhập nên Người có uy tín có nhiều thay đổi về số lượng. UBND tỉnh đã ban hành 3 Quyết định phê duyệt danh sách đưa ra, bổ sung, thay thế, công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Hiện nay, toàn tỉnh 942 Người có uy tín, trong đó nam là 889 người và nữ là 53 người.

Các đại biểu dự Hội nghị
Các đại biểu dự Hội nghị

Thời gian qua, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trở thành lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân. Người có uy tín tích cực vận động đồng bào DTTS xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở; thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; giải quyết những mâu thuẫn phát sinh tại các thôn, buôn, tham gia hòa giải cơ sở. Người có uy tín thật sự là trung tâm đoàn kết, là nơi trao gửi niềm tin của Nhân dân.

Các đại biểu Người có uy tín dự Hội nghị
Các đại biểu Người có uy tín dự Hội nghị

Phát huy vai trò Người có uy tín, ngành công tác dân tộc tỉnh Đắk Lắk thực hiện hiệu quả chính sách dành cho Người có uy tín. Hàng năm, các cấp ngành công tác dân tộc tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín với nội dung thiết thực. Năm 2022, tổ chức 5 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho 303 Người có uy tín; 9 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 661 Người có tín; 11 đoàn gồm 270 Người có uy tín đi giao lưu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 881 Người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022; hỗ trợ, thăm hỏi, thăm viếng 156 trường hợp Người có uy tín gặp khó khăn, bị ốm đau, Người có uy tín và thân nhân Người có uy tín qua đời; thực hiện cấp báo (Báo Dân tộc và Phát triển và báo Đắk Lắk) cho Người có uy tín.

Bà H’Yâo Knul trao Giấy khen cho Người có uy tín
Bà H’Yâo Knul trao Giấy khen cho Người có uy tín

Ngoài ra, các huyện còn tổ chức nhiều hoạt động khác nhằm thực hiện các chế độ, chính sách đối với Người có uy tín như tổ chức gặp mặt tọa đàm; tổ chức đón tiếp, giao lưu, gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín của các địa phương đến thăm và làm việc;…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê ghi nhận và biểu dương những đóng góp của Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển KT-XH của địa phương. Đồng thời đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, chăm lo, phát huy vai trò Người có uy tín tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là phát huy vai trò Người có uy tín trong việc tham gia vận động Nhân dân tổ chức, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.

Bà H’Yâo Knul trao Giấy khen cho Người có uy tín
Bà H’Yâo Knul trao Giấy khen cho Người có uy tín

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc Địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc biểu dương những đóng gópcủa đội ngũ Người có uy tín trong trong mọi mặt của tỉnh Đắk Lắk. Những thành tựu của vùng đồng bào DTTS và miền núi có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín. Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, nhịp cầu nối gắn kết giữa ý Đảng, lòng dân. Tỉnh Đắk Lắk đã phát huy tốt vai trò của Người có uy tín, đạt những kết quả tích cực và toàn toàn diện.

Giai đoạn 2021 - 2025, ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, cần có sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có vai trò quan trọng của Người có uy tín.

Ông Điểu Mưu trao quà của Ủy ban Dân tộc cho 100 Người có uy tín Đắk Lắk
Ông Điểu Mưu trao quà của Ủy ban Dân tộc cho 100 Người có uy tín Đắk Lắk

Phó Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc Địa phương Điểu Mưu đề nghị các cấp, ngành tỉnh Đắk Lắk tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh đầu tư về mọi mặt để xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển KT-XH văn hóa vùng đồng bào DTTS; nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể về công tác dân tộc, đặc biệt là vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín; tăng cường sự lãnh đạo, định hướng nhiệm vụ, tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác vận động quần chúng, cung cấp thông tin cho Người có uy tín. Đồng thời, đề nghị đội ngũ Người có uy tín của tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…

Ông Điểu Mưu trao quà của Ủy ban Dân tộc cho 100 Người có uy tín Đắk Lắk
Ông Điểu Mưu trao quà của Ủy ban Dân tộc cho 100 Người có uy tín Đắk Lắk

Tại Hội nghị, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tặng Giấy khen cho 100 Người có uy tín có thành tích suất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS tham gia phát triển KT-XH, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc năm 2022. Nhân dịp này, Ủy ban Dân tộc cũng trao 100 suất quà bằng tiền mặt cho 100 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 5 giờ trước
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 10 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 10 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.