Nhằm phổ biến, tuyên truyền về hoạt động công tác dân vận, khơi dậy tính sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”, những năm qua, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch phối hợp giữa hai đơn vị và tổ chức nhiều nội dung hoạt động, nhất là việc phối hợp thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG)... qua đó, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tạo điều kiện hỗ trợ Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh giai đoạn 2021-2025, vừa có yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình MTQG.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số (DTTS), là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chiến lược công tác dân tộc của tỉnh Kiên Giang. Từ chủ trương, nguồn lực đầu tư qua các chương trình, dự án, đề án, những năm qua tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.
Chiều 16/10, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cùng toàn thể đảng viên cơ quan Ủy ban Dân tộc.
Trong thời gian qua, công tác vận động, tuyên truyền đồng bào DTTS luôn được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm, thực hiện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền xem công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thời gian qua, huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã nỗ lực trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ đó, đời sống của người dân được cải thiện; cơ sở, hạ tầng của huyện được đầu tư khang trang. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, khiến cho kết quả chưa được như mong đợi.
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021, tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) được thực hiện trên địa bàn 5 huyện miền núi và 3 huyện có vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm: 61 xã và 241 thôn đặc biệt khó khăn.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer năm 2023, được sự uỷ quyền của lãnh đạo UBND tỉnh, ngày 13/10 , ông Nguyễn Phú, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang làm trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà đến các vị chức sắc, tôn giáo tại các chùa Nam tông Khmer trên địa thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn.
Lễ Sene Dolta là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ. Năm nay, lễ diễn ra từ ngày 13 đến 15/10. Trên địa bàn khu vực biên giới Tây Nam bộ trong những ngày này đồng bào Khmer có thêm nhiều niềm vui khi được các đoàn công tác của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đến thăm, tặng quà và cùng đồng bào tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 46 mở rộng, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Bí thư và Phó Bí thư cấp ủy trực thuộc Đảng bộ, Trưởng các tổ chức đoàn thể thuộc UBDT.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức 3 lớp tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho 126 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với UBND huyện Định Quán tổ chức Hội nghị đối thoại với hội viên phụ nữ vùng đồng bào DTTS và miền núi.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành quyết định hỗ trợ các điểm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2023-2025.
Những năm qua, nhờ được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định đã từng bước phát triển; kết cấu hạ tầng dần được được hoàn thiện. Tỉnh Bình Định đang tập trung nguồn lực cho công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3-4%/năm.
Xác định tiêu chí thu nhập và giảm nghèo là 2 tiêu chí quan trọng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, cùng sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào các DTTS ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã đồng lòng, nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, xây dựng làng nông thôn mới.
UBND huyện An Lão (Bình Định) vừa ban hành Quyết định về việc phân công lại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kết nghĩa, giúp đỡ thôn đặc biệt khó khăn, các thôn thôn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi rà soát tiến độ thực hiện các công trình, và kế hoạch các nguồn vốn đầu tư phát triển cũng như vốn sự nghiệp trong 2 năm 2022 và 2023, UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã xin điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn thực hiện nhiều dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Đáng chú ý, đã có nhiều tiểu dự án, dự án thực hiện nguồn vốn sự nghiệp có kế hoạch thực hiện trong năm 2022 và 2023 được đề xuất điều chuyển sang năm kế tiếp để triển khai.