Bây giờ, người Arem đã được sinh sống trong những ngôi nhà sàn mái đỏ nổi bật bên kỳ quan Sơn Đoòng thay vì phải sinh sống trong rừng sâu, hang đá. Con đường đến trường của các em học sinh cũng được bê tông phẳng lỳ... Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách “đòn bẩy”, những khát khao, động lực tự cường từ người Arem, người Bru Vân Kiều để Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vươn lên mạnh mẽ hơn.
“Không có đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển nhân lực y tế. Bởi các bệnh viện tự chủ tại tuyến tỉnh, lựa chọn nhân lực phù hợp với vị trí việc làm, chọn ra đúng người giỏi chuyên môn, vững kiến thức, hướng đến nâng cao chất lượng đội ngũ y tế là mục tiêu chung của Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh...”, là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển xung quanh đợt thi tuyển nhân cho ngành y tế.
Đó là khẳng định của ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Quốc hội khóa XV, khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển bên lề Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.
Không còn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều học sinh ở các xã nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã nghỉ học do gia đình các em không có tiền để trang trải chi phí ăn ở hằng tháng khi đi học xa nhà. Từ thực tế này, nhiều giáo viên đã phải băng rừng, lội suối vào bản để vận động các em học sinh trở lại trường học.
Ngày 4/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì cuộc làm việc với Phái đoàn của Ngân hàng Thế giới về Chính sách giáo dục dân tộc.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 06 -NQ/TU ngày 17/5/2021 “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Nghị quyết số 06) dự kiến đầu tư 4.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Nhân dịp này, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về một số nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đề cập trong Nghị quyết.
Những năm qua, nhờ việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc mà nhiều thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có sự khởi sắc, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế-xã hội (KT-XH) phát triển.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cũng đã xuất hiện những khó khăn, bất cập, nhất là đối với cơ quan công tác dân tộc ở cấp cơ sở.
Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2021 là một mùa “bội thu” đối với thí sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với sự nỗ lực của các thí sinh, mùa tuyển sinh năm nay cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS.
Đây là chương trình giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh đi lại, sản xuất, vận chuyển hàng hóa nông sản, tạo quỹ đất để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…
Với việc triển khai, vận dụng hiệu quả Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án Phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025), từ năm 2018 đến nay, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào Pà Thẻn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã và đang có nhiều thay đổi tích cực.
Xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, nhờ vậy, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.
Trên thực tế, ở các địa phương, không ít doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, đa dạng các ngành nghề. Tuy nhiên, vì nhiều lý do người lao động và doanh nghiệp chưa có sự kết nối. Sàn giao dịch việc làm Online, chính sách kêu gọi đầu tư của các địa phương này được coi là cơ hội để người lao động có việc làm ngay tại quê hương, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lao động chất lượng cao.
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, cùng với các nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, thời gian qua, bằng nguồn lực của địa phương, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Ngày 27/9/2021, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải đã chủ trì buổi họp góp ý Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2016-2020. Tham dự có đại diện một số Bộ, ngành Trung ương, đại diện Lãnh đạo Vụ Chính sách Dân tộc (UBDT).
Là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, giáo dục Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã đạt nông thôn mới (NTM) là xã vùng I, đồng nghĩa với việc năm học 2021-2022, có khoảng 17 nghìn học sinh ở các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, bước đầu sẽ gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân mà những ngày qua, có rất nhiều học sinh, trong đó phần lớn là học sinh dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè đã không đến trường...
Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai ở 60 xã dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa của sáu tỉnh gồm Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Đăk Nông, Kon Tum và Gia Lai, sẽ được hưởng lợi từ Dự án.
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc và các cơ quan hữu quan tỉnh Cao Bằng đã giải ngân hơn 14 tỷ đồng triển thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giúp người dân vùng đồng bào DTTS, vùng nông thôn phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Địa phương này đang tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Quy hoạch và chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp đi đôi với huy động các nguồn lực để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng được xem là hai giải pháp căn cơ, hiệu quả trong xây dựng NTM trong vùng DTTS ở Tây Nguyên. Đây cũng chính là hai đường băng để các buôn làng cất cánh.