Huyện Định Hóa (Thái Nguyên) là An toàn khu (ATK), trong kháng chiến chống thực dân Pháp; từng là nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều lãnh đạo tiền bối và các cơ quan Trung ương. Phát huy truyền thống cách mạng, quê hương Anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc toàn huyện đang nỗ lực xây dựng Định Hóa thành huyện nông thôn mới (NTM) trong năm 2023.
124/304 con bò được cấp trong Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người Ơ Đu ở bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), đã bị đem bán hoặc bị chết; Nhiều khu chuồng trại được xây dựng hàng trăm triệu đồng cũng bị tháo dỡ, cùng với đó là 6 cán bộ phải vào vòng lao lý... là những chuyện buồn diễn ra ở địa phương này.
Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc anh em, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 20 cây di sản với tuổi đời trăm năm. Bảo vệ cây di sản gắn liền với các di tích không chỉ giúp người dân khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ các di sản văn hóa của cha ông mà còn góp phần phát triển du lịch, tạo sinh kế.
Để đồng hành với thanh niên DTTS trên con đường “lập thân, lập nghiệp”, các cấp bộ Đoàn, Hội tỉnh Bắc Giang đã tích cực chăm lo, hỗ trợ thanh niên DTTS phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
Từ đầu năm đến nay, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, Tiểu dự án.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kết quả giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những thành tựu nhất định. Việc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo từ chuẩn đơn chiều sang chuẩn đa chiều được đánh giá là sát thực tế. Tuy nhiên, quy trình này còn một số bất cập, vướng mắc cũng như việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở nhiều địa phương chưa thực sự minh bạch...
Đó là ý kiến phát biểu của Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn Giám sát việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc về kết quả triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ngày 8/5, tại Nhà Quốc hội.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 4/2023, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đôn đốc các huyện thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với Người có uy tín theo quy định.
Hiện nay, cuộc sống của đồng bào DTTS ở huyện miền núi Vĩnh Thanh (Bình Định) đang có nhiều thay đổi đáng kể. Kết quả này, ngoài chính sách của Nhà nước, vai trò của những Người có uy tín là rất quan trọng. Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình, nhiều năm qua, họ đã dẫn dắt người dân nơi đây từng bước vượt qua khó khăn gian khổ, thực hiện cuộc sống mới theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Ngày 6/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Ba Chẽ. Tham gia tiếp xúc có các đại biểu: Ngô Hoàng Ngân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thị Kim Nhung - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh.
Thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025", trong tháng 4/2023, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Những tháng đầu năm 2023, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống của Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Sơn Động (Bắc Giang) đối ổn định và phát triển; Nhân dân tập trung lao động, sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định mới đây, giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh có 121 Người có uy tín trong đồng bào DTTS
Từ trước đến nay, phần lớn Người có uy tín trong đồng bào DTTS là những người trung niên, cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hơn những người trẻ tích cực cống hiến công sức, trí tuệ cho cộng đồng được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín. Trong giai đoạn triển khai thực hiện các chính sách dân tộc hiện nay, rất cần sự quan tâm phát triển đội ngũ Người có uy tín trẻ tuổi để phát huy “sức trẻ”.
Những năm qua, với vai trò là cơ quan tham mưu thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại cơ sở, Ban Dân tộc các địa phương đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ý kiến đại diện lãnh đạo một số Ban Dân tộc địa phương.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tham mưu cho các cấp chính quyền thực hiện hiệu quả Chương trình cho vay ưu đãi đối với các hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn và vùng DTTS và miền núi theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Nhờ các nguồn vốn ưu đãi, đã tạo đòn bẩy giúp đồng bào từng bước vươn lên, phát triển kinh tế, thoát nghèo để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực Nhân dân trong quá trình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc (CSDT). Cũng vì thế mà các chính sách dân tộc đã được triển khai đầy đủ hơn, kịp thời hơn. Hoạt động của công tác dân tộc cũng đã được “nâng chất” hơn và người dân đã được thụ hưởng tối đa hiệu quả từ việc thực hiện CSDT.
Đi trên những con đường bê tông, trải nhựa thẳng tắp, hướng tầm mắt về những bản làng yên bình, được điểm tô bởi những ngôi nhà kiên cố, chúng tôi cảm nhận được sức sống mới, vươn lên mạnh mẽ của vùng đất Bảo Lâm (Cao Bằng), nơi có hơn 97% dân số là đồng bào DTTS.
Với chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn do sinh kế chưa bền vững. Đây là “nút thắt” phải được tháo gỡ trong thực hiện định hướng của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022.