Những Người có uy tín trong cộng đồng người DTTS là những tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc, là những hạt nhân đoàn kết, tham gia thực hiện tốt Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có chính sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho đồng bào DTTS và người Kinh nghèo sinh sống ổn định ở các địa phương miền núi. Tuy nhiên, tại Khánh Hòa đang gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách này, do người dân không mặn mà. Các ngành chức năng đang nỗ lực tìm giải pháp để người dân yên tâm nhận khoán bảo vệ rừng.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp cùng với các bộ, ngành và địa phương lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án, Tờ trình Chính phủ về Đề án Tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; đại diện một số bộ, ngành và các địa phương liên quan.
Công tác truyền thông dân số ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã thu hút đông đảo các lực lượng trong xã hội tham gia nhờ đa dạng hóa các hình thức truyền thông. Theo đó, chất lượng dân số của tỉnh ngày càng được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Bao năm qua, nước sạch sinh hoạt luôn là vấn đề nan giải đối với đồng bào DTTS ở Hướng Hóa, Đa Krông (Quảng Trị). Đặc biệt, vào mùa khô, nhiều xã có tới hơn 50% số hộ DTTS rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 10 xã nghèo nhất tỉnh. Thời gian qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã này, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp, dành nguồn lực với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững. Theo đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa được coi là giải pháp căn cơ.
Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng do ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban làm Trưởng đoàn đã đi thực địa tại các huyện: Hòa An, Thạch An, Quảng Hòa để kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 ( Sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Không chỉ giới hạn trong không gian làng ở vùng cao, giờ đây, vào dịp cuối tuần, những thanh âm cồng chiêng vang vọng khắp phố phường Pleiku (Gia Lai). Giữa đô thị, tiếng cồng chiêng rộn rã, kết nối con người xích lại gần nhau, giao lưu văn hóa làm cho tâm hồn rộng mở, phóng khoáng.
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang do ông Lê Bá Xuyên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025, trong năm 2022 và quý I/2023 trên địa bàn huyện Lạng Giang.
Ngày 21/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp về Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức vinh danh “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế” và trao tặng, truy tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2022.
Tiếp tục chuyến công tác khảo sát, hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025, theo Quyết định 1719 (Sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), ngày 21/4 Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên và các đơn vị liên quan.
Ngày 20/4, đồng bào các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận phấn khởi đón mừng năm mới 2023 theo Chăm lịch. Lễ vật trong ngày đón mừng năm mới gồm có dê, gà, cơm canh, chè xôi, bánh trái, trà thuốc, trầu rượu. Người dân đưa lễ vật tới các sân lễ do các vị chức sắc chủ trì cúng thần linh cầu mong quốc thái dân an, làng xóm bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc...
Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, tại Hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi, sáng 19/4, tại tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 19/4, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do ông Đặng Tiến Hùng - Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG) làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Minh Long (Quảng Ngãi) về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG thời gian qua.
Những căn nhà đầu tiên tại vùng Cao nguyên Đắk Lắk được xây dựng từ nguồn vốn vay hỗ trợ theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (gọi tắt là Nghị định 28) đang dần được hoàn thiện. Chương trình nhân văn này mở ra cơ hội mới giúp đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội an cư, nâng cao đời sống.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tập trung giải ngân nguồn vốn sự nghiệp; vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 và năm 2023.
Qua thực tiễn 5 năm triển khai Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, việc triển khai thực hiện chính sách cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần sớm được khắc phục.
Với quan điểm chỉ đạo “đi cùng và đi trước”, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã chủ động điều hành hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo; tích cực triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới... tạo bước đột phá trong giảm nghèo và xây dựng nền tảng bền vững để tiến tới triển khai thuận lợi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Cùng với đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương vùng Tây Nam Bộ đã quan tâm chăm lo nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Từ đó, văn hóa truyền thống của đồng bào không những được bảo tồn mà còn phát huy giá trị trong thời hội nhập.