Nhờ triển khai hiệu quả nhiều chương trình, chính sách dân tộc của Nhà nước, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đến nay, đời sống đồng bào dân tộc Mông tại huyện Quan Sơn đã “thay da đổi thịt”.
Với những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc và truyền thống lịch sử hào hùng, các tỉnh Tây Bắc đang đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Đặc biệt là sản phẩm du lịch cộng đồng, được coi là thế mạnh của các tỉnh vùng Tây Bắc đã thu hút được nhiều du khách, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, mang lại nguồn thu cho địa phương.
Triển khai Dự án về “Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (CT MTQG 1719); thời gian qua, Hội phụ nữ huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung về bình đẳng giới.
Cư trú tập trung thành cộng đồng ở những thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, đồng bào dân tộc Cống đã được thụ hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho toàn vùng và các chính sách đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Cống thì vẫn còn nhiều rào cản cần được quan tâm tháo gỡ.
Thời gian qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang được triển khai thực chất và mang lại hiệu quả tích cực. Đến cuối tháng 11/2023, An Giang đã có 71/110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 29 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 8 ấp tại các xã biên giới, xã khó khăn trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn “Ấp nông thôn mới”…
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, từ năm 2022-2023, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù dân số rất ít nhưng dân tộc Ngái lại cư trú ở nhiều địa phương trên cả nước. Điều này khiến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ngái luôn hiện hữu trong quá trình giao lưu, hội nhập.
Đời sống được nâng lên một bước; bản sắc văn hóa được gìn giữ, phát huy… là hiệu quả của các chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Pà Thẻn trong những năm qua. Thời gian tới, việc nâng cao năng lực sản xuất, trình độ của lực lượng lao động để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp đột phá để giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Pà Thẻn.
Thời gian qua, việc vận dụng, triển khai và giải ngân kịp thời các nguồn lực đã giúp đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS tỉnh Bạc Liêu.
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Từ việc thay đổi nhận thức, chuyển từ phương thức sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hướng tới tăng năng suất, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm..., đã giúp cho nhiều nông dân là đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng từng bước vươn lên khá giàu.
Giai đoạn 2016 - 2022, tổng kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã biên giới thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Đắk Lắk là hơn 190,8 tỷ đồng.
Những năm qua, Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã luôn bám sát cơ sở, gắn bó mật thiết với người dân vùng biên giới. Thông qua những cách làm, mô hình hay, sáng tạo, BĐBP đã giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo, bảo vệ vững chắc vùng biên giới lãnh thổ.
Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), sáng 1/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) tổ chức Hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2023.
"Xác đinh đội ngũ Người có uy tín có vai trò quan trọng trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, Quảng Bình luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín...", trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về việc thực hiện chính sách đối với Người uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã nhấn mạnh nội dung này.
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, theo đó nhiều chính sách đã được ban hành, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai việc triển khai các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã được huyện tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Minh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bát Xát (Lào Cai) về vấn đề này.
Học tập và làm theo gương Bác Hồ, hằng năm, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã thực hiện các mô hình an sinh xã hội, giúp người nghèo, người khó khăn vùng biên giới. Nhiều chương trình, mô hình, phong trào, sáng kiến đã đem lại hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Theo đó, mô hình “Hũ gạo tình thương” đã được nhiều người dân ủng hộ, ghi nhận.
Với sự tiếp sức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm và cộng đồng dân cư, nhiều ngôi nhà kiên cố đã được dựng lên trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là động lực giúp người dân nghèo có thêm niềm tin vươn lên, ổn định cuộc sống.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đời sống của người dân tỉnh Kiên Giang đang từng bước được thay đổi. Trong thời gian tới, Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025 giảm nghèo hàng năm từ 1 - 1,5% và giảm 60% số xã không còn đặc biệt khó khăn.