Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nậm Nhùn (Lai Châu): Góp phần bảo tồn tiếng dân tộc Cống qua hình thức truyền khẩu

V. Long - 10:13, 13/04/2025

Sáng sớm ngày 12/4/2025, không khí tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) trở nên rộn ràng, ấm áp, bởi sự có mặt của đông đảo bà con dân tộc Cống đến tham gia lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu.

Cán bộ Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Nậm Nhùn phát biểu khai giảng lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống
Cán bộ Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Nậm Nhùn phát biểu khai giảng Lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu

Người Cống còn có tên gọi khác là Xá, Cống Bó Khăm, Xắm, Màng Là…; thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người trên cả nước. Tại Lai Châu, đồng bào dân tộc Cống sinh sống chủ yếu ở các xã: Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn), Nậm Khao, Kan Hồ (huyện Mường Tè).

Tại xã Nậm Chà, người Cống sống tập trung ở bản Táng Ngá với khoảng 110 hộ dân, 536 nhân khẩu. Từ bao đời nay, bà con nơi đây vẫn luôn gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống trong văn hoá của dân tộc.

Để tạo điều kiện cho đồng bào Cống giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa trong đời sống, những năm qua, huyện Nậm Nhùn đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động, dự án chính sách dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cống.

Lễ khai giảng lớp dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu diễn ra ngày 12/4/2025 tại bản Táng Ngà, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn
Lễ khai giảng lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu diễn ra ngày 12/4/2025 tại bản Táng Ngà, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn

Theo đó, ngày 12/4/2025, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Nậm Nhùn phối hợp với UBND xã Nậm Chà tổ chức Lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu. Đây là một trong những nội dung thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9: Phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025.

Lớp học, thu hút hơn 30 học viên là người dân tộc Cống sinh sống tại bản Táng Ngá tham gia. Điều đặc biệt là lớp học không có bục giảng, không bảng đen, mà là những buổi ngồi quây quần bên nhau, lắng nghe các già làng, nghệ nhân dân gian kể chuyện, hát dân ca, truyền dạy ngôn ngữ, phong tục và tri thức dân tộc bằng chính lời nói mộc mạc, đậm đà bản sắc truyền đời của người Cống.

Học viên chăm chú nghiên cứu, ghi chép thông tin đầy đủ tại lớp dạy tiếng Cống
Học viên chăm chú nghiên cứu, ghi chép thông tin đầy đủ tại Lớp truyền dạy tiếng Cống

Trong buổi Lễ khai giảng, đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Nậm Nhùn bộc bạch: Ngôn ngữ là linh hồn của văn hóa. Khi tiếng nói mai một, văn hóa dân tộc cũng dần phai nhạt. Việc mở lớp học tiếng Cống theo hình thức truyền khẩu, không chỉ giúp bà con giao tiếp, hiểu nhau hơn trong cộng đồng mà còn khơi dậy niềm tự hào, tinh thần gìn giữ di sản cha ông để lại.

Việc các nghệ nhân, chuyên gia văn hóa tham gia Lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống, theo hình thức truyền khẩu và tổ chức thực hành, giúp bà con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lưu giữ và kế thừa những giá trị văn hóa tinh thần, bản sắc dân tộc, qua đó chung tay góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc bền vững.

Học viên cùng trao đổi thực hành
Học viên cùng trao đổi thực hành

Bên cạnh đó, đây còn là dịp để các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng dân tộc Cống giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.

Ban Tổ chức kỳ vọng, các học viên dân tộc Cống ở Nậm Chà nắm bắt thêm được những kiến thức, các giá trị văn hóa và kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời truyền lại vốn di sản quý báu này của cha ông cho các thế hệ mai sau.

Các học viên chụp ảnh lưu niệm cùa Ban tổ chức lớp
Các học viên chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Tổ chức lớp học

Có thể thấy, việc mở lớp học không chỉ là bước đi thiết thực trong công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ: dù ở nơi đâu, mỗi tiếng nói dân tộc đều đáng được trân trọng, gìn giữ và lan tỏa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Cán bộ xuống tận thôn, đến tận nhà giúp đồng bào DTTS làm thủ tục hành chính

Quảng Ngãi: Cán bộ xuống tận thôn, đến tận nhà giúp đồng bào DTTS làm thủ tục hành chính

Không chỉ làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, cán bộ xã Ngọk Réo, tỉnh Quảng Ngãi còn xuống tận thôn, đến tận nhà giúp các hộ đồng bào DTTS làm thủ tục hành chính. Việc làm này thể hiện tinh thần “phục vụ tận tâm, hành động tận nơi” của đội ngũ cán bộ xã.
Người dân miền núi phấn khởi được giao dịch giải quyết hành chính tại xã

Người dân miền núi phấn khởi được giao dịch giải quyết hành chính tại xã

Trang địa phương - Trọng Bảo - 27 phút trước
Đến thời điểm này, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã đi vào hoạt động được gần 1 tháng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm các thủ tục hành chính, các xã phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ, nhiều kinh nghiệm xử lý công vụ, biết tiếng địa phương làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công.
Nghệ An di dời khẩn cấp các hộ dân ở khu vực nguy hiểm

Nghệ An di dời khẩn cấp các hộ dân ở khu vực nguy hiểm

Tin tức - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tính đến sáng nay 23/7, tỉnh Nghệ An đã phải di dời hơn 300 hộ dân ở khu vực lũ lụt, nguy cơ sạt lở núi đến nơi ở an toàn để tránh ngập. Ngoài ra, các lòng bè nuôi trồng thủy sản trên sông, biển cũng đã được di dời đến nơi trú ẩn an toàn.
Một xã có tới hai quy hoạch – dự án mắc kẹt

Một xã có tới hai quy hoạch – dự án mắc kẹt

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thanh Kỳ là xã miền núi, tỉnh Thanh Hoá, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, đời sống kinh tế phụ thuộc vào cây lâm nghiệp. Mặc dù là địa phương có tiềm năng lớn về lâm nghiệp, nhưng đến nay trên địa bàn chưa có nhà máy, công ty nào hoạt động. Qua nhiều năm nghiên cứu, khảo sát, một dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ đã được đề xuất, song lại đang vướng mắc do chồng chéo quy hoạch.
Quảng Ngãi: Hóc hạt nhãn, bé gái 2 tuổi tử vong

Quảng Ngãi: Hóc hạt nhãn, bé gái 2 tuổi tử vong

Sức khỏe - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Một bé gái 2 tuổi ở xã Kon Braih, tỉnh Quảng Ngãi tử vong sau khi hóc hạt nhãn, dù đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ cảnh báo tai nạn hóc dị vật đường thở là mối nguy hiểm tiềm ẩn, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách.
Quảng Ngãi: Cán bộ xuống tận thôn, đến tận nhà giúp đồng bào DTTS làm thủ tục hành chính

Quảng Ngãi: Cán bộ xuống tận thôn, đến tận nhà giúp đồng bào DTTS làm thủ tục hành chính

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Không chỉ làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, cán bộ xã Ngọk Réo, tỉnh Quảng Ngãi còn xuống tận thôn, đến tận nhà giúp các hộ đồng bào DTTS làm thủ tục hành chính. Việc làm này thể hiện tinh thần “phục vụ tận tâm, hành động tận nơi” của đội ngũ cán bộ xã.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Ông Tám

Ông Tám "Hòa Hảo" – Người gieo mầm từ bi và thịnh vượng ở Ô Môn

Gương sáng - Như Tâm - 1 giờ trước
Ông Tám " Hòa Hảo" tên thật là Nguyễn Văn Bi theo phật giáo Hòa Hảo. Ông là một trong những nông dân sản xuất giỏi, được chức sắc, cán bộ lãnh đạo địa phương, người dân ở phường Ô Môn, TP. Cần Thơ ghi nhận là biểu tượng sống động cho tinh thần "Đạo đời hòa quyện"
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Bám bản làng, nuôi chí lớn

Bám bản làng, nuôi chí lớn

Kinh tế - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trong rất nhiều cuộc gặp gỡ trên mảnh đất biên cương bộn bề gian khó, chúng tôi đã từng cảm thán trước những con người trẻ đầy hoài bão và sự dấn thân. Họ..., những chàng trai, cô gái ở bản trên, mường dưới ấy luôn đau đáu với một nỗi niềm chung về sự phát triển cho quê hương, đất nước.
Nước lũ lên nhanh, nhiều xã ở miền Tây Nghệ An chìm trong biển nước

Nước lũ lên nhanh, nhiều xã ở miền Tây Nghệ An chìm trong biển nước

Tin tức - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Do hoàn lưu của báo số 3, trên địa bàn các xã Miền Tây Nghệ An có mưa to, có nơi mưa rất to. Cộng thêm nước từ thượng nguồn đổ về mạnh đã gây ngập lụt trên diện rộng.
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Phóng sự - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.