Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tìm hồn cốt của Lễ hội Gầu Tào

Châm Võ - 06:58, 05/04/2025

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau thì nét đặc trưng văn hóa của dân tộc lại được thể hiện trong đời sống một cách khác nhau, dù vẫn có điểm tương đồng. Đối với người Mông ở Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Lễ hội Gầu Tào là “món ăn tinh thần” vừa quen thuộc, vừa mới lạ.

Phần lễ trong Lễ hội Gầu Tào được tổ chức tại khu đất rộng có dựng cây nêu, đây cũng là vị trí thầy cúng thực hiện các nghi lễ. Ảnh Hà Minh Hưng
Phần lễ trong Lễ hội Gầu Tào được tổ chức tại khu đất rộng có dựng cây nêu, đây cũng là vị trí thầy cúng thực hiện các nghi lễ. Ảnh Hà Minh Hưng

Năm 2021, tôi và Thào Hoàng Hải, học sinh Trường THPT Sìn Hồ quyết định tham gia Hội thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp tỉnh với dự án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Gẩu Tò (Gầu Tào) của đồng bào dân tộc Mông ở Sìn Hồ”. Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Lễ hội Gầu Tào, để lễ hội ấy mang những đặc điểm riêng của người Mông ở Sìn Hồ chứ không phải ở một nơi nào khác.

Hành trình đi tìm hồn cốt của Lễ hội Gầu Tào ở Sìn Hồ may mắn khi tôi gặp anh Sùng A Dờ (lúc ấy là Chủ tịch xã Sà Dề Phìn). Anh là người luôn tâm huyết, trăn trở bảo tồn văn hóa của dân tộc Mông. Anh đã đi khắp nẻo Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái… để nghiên cứu về Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại các địa phương. Sau nhiều năm, cùng với những ghi chép về “Văn hóa dân tộc Mông” của bác Mùa A Tủa, cố Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, anh Sùng A Dờ đã phục dựng, tổ chức thành công Lễ hội Gầu Tào ở Sà Dề Phìn. Anh Sùng A Dờ tâm sự: “May mà trước lúc về với tổ tiên, bác Tủa còn ghi lại được chứ bây giờ Lễ hội nó khác xưa nhiều lắm”.

Đúng là khác thật. Tôi hỏi nhiều bạn trẻ về Lễ hội, về những đặc trưng nhất của văn hóa dân tộc Mông nhưng nhiều bạn vẫn mơ hồ. Vì thế, khi tôi đề xuất mong muốn được tìm hiểu sâu về Lễ hội Gầu Tào thì anh Dờ đề nghị: Cô gặp ông Gió đi, sau bác Tủa thì ông Gió là người biết nhiều nhất ở vùng này.

Thi giã bánh giầy trong Lễ hội Gầu Tào. Ảnh Hà Minh Hưng
Thi giã bánh giầy trong Lễ hội Gầu Tào. Ảnh Hà Minh Hưng

Anh Dờ cho biết thêm, mấy năm tổ chức Lễ hội Gầu Tào ở Sìn Hồ, già Gió chính là chủ tế. Thiếu người chủ tế thì linh hồn của Lễ hội sẽ chẳng có nữa. Người chủ tế trong Lễ hội Gầu Tào nhất thiết phải là người am hiểu văn hóa, có uy tín và mang ý nghĩa tâm linh và là người có thể “kết nối” được với thần linh, trời đất và tổ tiên của người Mông.

Già Gió được coi là người nắm giữ linh hồn tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông ở Sà Dề Phìn. Khi biết tôi vào gặp già để khai thác tư liệu làm dự án, ánh mắt của già trở nên vui vẻ khác thường. Trong cái rét căm căm của Sìn Hồ cuối Xuân, bếp lửa bập bùng, già Gió nói: “Gần 100 năm nay mới có ngày vui như thế”!

“Ngày vui” ấy chính là ngày Lễ hội Gầu Tào ở Sìn Hồ được tổ chức lại sau rất nhiều năm bị quên lãng. Lễ hội Gầu Tào diễn ra từ ngày mùng 6 đến hết ngày 12 tháng 01 âm lịch. “Ngày xưa, người Mông tổ chức Lễ hội Gầu Tào cùng với dịp Lễ cơm mới. Người Mông mình cũng ăn cái Tết chung với Tết dân tộc nên chính quyền xã, trưởng các dòng họ Mông họp bàn và chọn vào dịp đầu Xuân mới tổ chức để bà con các dân tộc khác cũng chơi Xuân được”, già Gió kể.

Già Gió giơ bàn tay gầy guộc về phía mặt trời đang lùi sau đỉnh núi, nơi con suối Vái Dê như dải lụa bạch trên cái nền xanh thẳm của rừng núi và nói: “Đó là nơi hạ cây nêu khi Lễ hội Gầu Tào tàn cuộc. Còn sáng sớm ngày mùng 6, khi mặt trời chưa ngủ dậy thì thanh niên, trai tráng trong bản đã đi rừng chọn cây nêu để dựng ở phía mặt trời mọc kia kìa”.

Khi bình minh rạng rỡ phía ấy, cây nêu đã dựng lên để đón ánh mặt trời. Khi ấy đất trời hội tụ thì giữa bãi đất rộng thênh thang, già Gió thắp hương hành lễ. Phần lễ linh thiêng được già Gió thực hiện rất chu đáo. Lễ vật nhất thiết phải có gà trống, tiền bạc giấy, rượu và nông sản người Mông làm ra để tạ ơn trời đất, thần linh và tổ tiên người Mông đã phù độ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, anh em các dòng họ người Mông đoàn kết cùng phát triển.

Các thiếu nữ Mông trổ tài thêu thùa trong không gian văn hóa tại Lễ hội Gầu Tào. Ảnh Hà Minh Hưng
Các thiếu nữ Mông trổ tài thêu thùa trong không gian văn hóa tại Lễ hội Gầu Tào. Ảnh Hà Minh Hưng

Sau phần lễ mới đến phần hội kéo dài suốt cả ngày đêm với rất nhiều trò chơi dân gian như: Nhảy bao, đẩy gậy, đánh tù lu, ném còn… Tôi đặc biệt ấn tượng với màn hát qua ống bơ sợi chỉ. Nó gần giống như cách hát giao duyên của liền anh, liền chị ở hội Lim nhưng có nhiều điểm hấp dẫn riêng. Mỗi một cặp đôi tham gia hát cùng nhau đều có một mối quan hệ nào đó. Nếu không phải là đang yêu nhau, thích nhau thì họ cũng đã từng yêu. Nhờ có hội Xuân mới có cơ hội gặp lại. Vì thế, lời hát bằng ngôn ngữ riêng nhưng người nghe vẫn cảm nhận được nỗi nhớ da diết họ gửi đến nhau. Người trẻ hát dân ca với giọng khấp khởi, vui mừng; người già hát dân ca trầm bổng vọng núi rừng chiều Xuân. Có người kéo dây chỉ nối ống bơ hát lời hò hẹn. Có cặp hát lại nhìn nhau ngấn lệ, lời hát run run mà khó tả. Chỉ nhìn cách họ cầm ống đặt lên môi để đáp lời đối phương cũng thấy lòng lâng lâng những nỗi niềm…

Những ngày hội Gầu Tào ở Sà Dề Phìn, người Mông ở các xã lân cận cùng đổ về chật kín con đường nhỏ vốn dĩ bình yên mỗi khi chiều về. Hội chưa tàn, thấp thoáng trên nương chè, nương ngô sau vụ thu hoạch là những cặp đôi cảm mến nhau, gặp gỡ, hò hẹn. Phía đầu núi, tiếng sáo, tiếng khèn lá cứ ngân vang trong gió khiến tôi cứ ngây ngất như chính mình là chủ nhân của cuộc hẹn.

Mùa Xuân năm nay, người Mông ở Sìn Hồ đã có một Lễ hội Gầu Tào mang dấu ấn trên hành trình di trú từ thuở xa xưa. Trong khí Xuân phảng phất, tôi thấy ấm lòng, bởi sau rất nhiều năm Lễ hội Gầu Tào đã được hồi sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tin nổi bật trang chủ
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 16 phút trước
Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 24 phút trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng...Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 1 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt . Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Giáo dục - Nguyễn Nga - 2 giờ trước
Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ ở bản Chảng Phàng (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) - nằm cách trung tâm xã 20km. Nơi đây chưa có điện, chưa có chợ và chưa có đường giao thông thuận lợi. Dẫu gian nan, nhưng những học trò người DTTS vẫn kiên trì vượt qua quãng đường gập ghềnh để đến lớp.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 giờ trước
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Tu tập để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm

Tu tập để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Không có phương pháp tu hành nào hay hơn, tốt hơn, mà chỉ có phương pháp phù hợp với mỗi người. Những chuyến tham quan thực tế, trải nghiệm đời sống thiền môn thông qua các khóa tu của những bạn trẻ… cũng là một phương pháp được hiểu theo nghĩa như thế. Để rồi đích đến, là mỗi người hiểu rõ về chính mình, thấy được những vấn để của bản thân để sửa đổi; để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm hơn.
Ngân vang tiếng đàn pơ lơn khơn

Ngân vang tiếng đàn pơ lơn khơn

Sắc màu 54 - PV - 3 giờ trước
Cùng với cồng chiêng và một số loại nhạc cụ khác, đàn pơ lơn khơn thường được đồng bào Bana ở trong tỉnh Bình Định sử dụng hòa tấu trong dàn nhạc. Được xem là loại nhạc cụ xuất hiện sớm trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Bana, đàn pơ lơn khơn được bà con gìn giữ thực hành trình diễn, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân nhạc của người Bana.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 20:46, 15/04/2025
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.