Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó các chương trình lớn như Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã đầu tư, hỗ trợ nhiều công trình, dự án dân sinh, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.
Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong thời gian qua huyện Quản Bạ đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và nâng cao đời sống Nhân dân.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào DTTS của huyện.
Ngày 29/11, tại Tp. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 diễn ra với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn, cùng đại diện các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc tham dự.
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 29/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp UBND Quận 12 và nhà tài trợ đã thực hiện bàn giao căn nhà tình thương được sửa chữa lại cho hộ gia đình đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều 29/11, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Ninh Phước. Đoàn công tác do bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và phản biện xã hội thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn. Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước tiếp làm việc với Đoàn công tác. Tham dự còn có ông Bạch Văn Dương, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận.
Sáng 29/11, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sau giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), bằng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tinh thần nỗ lực vượt khó vươn lên của người dân, sự chung tay của cộng đồng xã hội, đời sống đồng bào DTTS xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được nâng lên, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt.
Trong 10 ngày (từ ngày 25/11 - 4/12), Hội LHPN huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức tập huấn vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giải quyết một số vấn đề cấp thiết mà phụ nữ quan tâm năm 2024, tại các xã Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Đăk Rong, Lơ Ku, Krong và thị trấn Kbang.
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 tiến hành thu thập thông tin về số chợ của xã/phường/thị trấn còn hoạt động tính đến ngày 01/7/2024. Dữ liệu thu thập được là cơ sở tham chiếu quan trọng để định hướng thực hiện chính sách, cân đối nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiều 28/11, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức buổi giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận). Đoàn công tác do bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và phản biện xã hội thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn. Bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tiếp và làm việc với Đoàn công tác.
Nhà văn hóa cộng đồng không chỉ là nơi hội họp sinh hoạt mà còn là không gian bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Việc thu thập thông tin về thực trạng nhà văn hóa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, sẽ góp phần triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc về văn hóa hiện hành; đồng thời là một trong những cơ sở để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư ngày 27/11/2024.
Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng đã tích cực triển khai các nội dung của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719, trong đó, đã đẩy mạnh thành lập, nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình Tổ Truyền thông cộng đồng (TTCĐ).
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng, quan tâm phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ các lớp đào tạo nghề đã tạo sinh kế cho người dân, qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi.
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Từ hơn hai năm qua, việc triển khai Nghị quyết số 20, ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 20) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điều này đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong tình hình mới.
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.