Thời gian qua, phong trào thi đua: "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo..., đã thu hút sự tham gia đông đảo và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, đem lại kết quả tích cực.
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), từ năm 2021 đến năm 2024, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum đã giao khoán 13.000ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ. Tuy nhiên, bước sang năm 2025 thì không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này, do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để có giải pháp thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn, tỉnh Hà Giang đã chủ động xây dựng Kế hoạch giám sát, đánh giá kết quả thực hiện năm 2025 và trong cả giai đoạn 2021 - 2025.
Sau khi Sở Dân tộc và Tôn giáo được thành lập, tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành thành lập Phòng Dân tộc và Tôn giáo ở các huyện.
Lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện Pắc Nặm (Bắc Kạn) sẽ có thêm động lực mới khi Phòng Dân tộc và Tôn giáo được thành lập.
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định nghỉ hưu, thôi việc hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 178/NĐ-CP. Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr chủ trì Hội nghị.
Từ ngày 1/3, sau khi chính thức đi vào hoạt động theo Nghị quyết số 395/NQ-HDND ngày 18/02/2025 của HĐND tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung tham mưu UBND tỉnh kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Sáng 27/2, tại Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, Đảng ủy Ban Dân tộc tỉnh (Đảng bộ UBND tỉnh) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho ông Mai Xuân Bình - Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa. Đến dự có ông Trần Văn Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh.
Những năm qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, từng bước làm thay đổi diện mạo các thôn, làng và nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Nhằm giúp các bản còn nhiều khó khăn thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thí điểm 11 mô hình "Bản sáng vùng biên" hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh kế cho người dân. Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo các bản biên giới đã có nhiều thay đổi tích cực, là cơ sở để đơn vị nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Ngày 19/2, ông Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, cho biết, đơn vị có 3 trường hợp công chức, trong đó có 2 lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12, ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum “về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”, huyện Kon Rẫy đã có nhiều giải pháp linh động, phù hợp điều kiện thực tiễn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS, qua đó mang đến những thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.
Không chỉ phát huy vai trò gương mẫu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để kịp thời phản ánh lên cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng huyện ngày một phát triển.
Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã Đăk Na, xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức cấp phát 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ đồng bào Xơ Đăng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã huy động nhiều nguồn lực chung tay xây dựng nhà ở cho những gia đình khó khăn bảo đảm an cư, vươn lên ổn định cuộc sống. Trong mùa Xuân mới Ất Tỵ 2025 này, nhiều gia đình ở tỉnh Ninh Thuận phấn khởi đón Tết đầm ấm, vui tươi trong những căn nhà “3 cứng” còn thơm mùi sơn mới...
Những năm qua, chính sách dân tộc được huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tế, mang hiệu quả tích cực đến các buôn đồng bào DTTS. Đặc biệt, Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 đã tạo thêm “cú hích” thúc đẩy vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, những năm qua Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành bám sát kế hoạch, nội dung tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình.
Có dịp về xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang công tác, tôi tìm gặp Người có uy tín - Tổ trưởng HTX dệt thổ cẩm của thôn Đồng Tiến Hủng Văn Sứ. Khi hỏi chuyện về HTX dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, ông Sứ khẳng khái: Việc mưu sinh để lo toan cuộc sống là lẽ đương nhiên, thế nhưng vừa có thể đảm bảo được cuộc sống, vừa có thể gìn giữ văn hóa cha ông thì do nhận thức của mọi người và nếu làm được điều đó là vô cùng quý giá!
Tỉnh Phú Thọ có 4 DTTS sinh sống tập trung, gồm: Mường, Dao, Mông và đồng bào Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay). Trong cộng đồng các DTTS ở Phú Thọ, đội ngũ Người có uy tín luôn đồng hành với bà con trong đời sống sinh hoạt thường ngày, đồng thời là “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Họ là những gương sáng trong vùng đồng bào DTTS ở miền Đất Tổ.