Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại 5 năm đầu tư nâng cao chất lượng sống của đồng bào DTTS rất ít người

Mạnh Cường - 6 giờ trước

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội của các DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt.

Đồng bào Lô Lô đen ở xã Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giữ gìn nghề thêu truyền thống (Ảnh: Thúy Hồng).
Đồng bào Lô Lô đen ở xã Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giữ gìn nghề thêu truyền thống (Ảnh: Thúy Hồng).

Đầu tư toàn diện

Hơn 3 năm qua, Làng văn hóa cộng đồng Khuổi Khon, xã Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã trở thành mô hình tiêu biểu của đồng bào Lô Lô làm du lịch cộng đồng. Xóm Khuổi Khon có 101 hộ, với khoảng 500 nhân khẩu, trong đó 61 hộ đồng bào Lô Lô, sống tập trung bên những nếp nhà sàn truyền thống. Bản sắc văn hóa của đồng bào Lô Lô ở Khuổi Khon còn vẹn nguyên, là điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Từ khi làm du lịch cộng đồng, xóm Khuổi Khon có nhiều đổi thay tích cực. Ba năm gần đây, lượng khách đến Khuổi Khon đều tăng. Các hộ gia đình người Lô Lô làm Homestay đã đón gần 2.000 lượt khách với thu nhập gần 40 triệu đồng/hộ/năm.

Với 24 hộ đồng bảo Lự ở bản Bãi Trâu, xã Khun Há, tỉnh Lai Châu, từ năm 2022, mỗi hộ đồng bào Lự ở bản đã được hỗ trợ 1 con trâu từ nguồn vốn của Tiểu Dự án 1, Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 để phát triển sản xuất. Trước đó, bà con đã được hỗ trợ 100% giống và phân bón để phát triển khoảng 12,2 ha cây chè.

Theo chia sẻ của ông Tao Văn Kẻo, Trưởng bản Bãi Trâu, nhờ có nguồn đầu tư từ chính sách cho dân tộc có khó khăn đặc thù, nhiều gia đình ở bản không chỉ thoát nghèo mà đã có điều kiện để phát triển kinh tế.

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù”, sau gần 5 năm, nguồn lực đầu tư từ Dự án đã giúp các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi xây dựng 266 công trình giao thông (với tổng chiều dài 1.630 km); sửa chữa, cứng hóa 81 công trình đường giao thông liên thôn, bản; xây dựng 12 trạm biến áp và lưới điện phân phối đến các hộ dân; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 37 công trình thủy lợi nhỏ; xây dựng 16 công trình chống sạt lở tại những điểm thôn, bản có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư, trường học...

Nhờ có nguồn đầu tư từ chính sách cho dân tộc có khó khăn đặc thù, nhiều gia đình ở bản không chỉ thoát nghèo mà đã có điều kiện để phát triển kinh tế.

Ông Tao Văn Kẻo Trưởng bản Bãi Trâu, xã Khun Há, tỉnh Lai Châu

Nguồn lực từ chương trình đã hỗ trợ các địa phương xây dựng 45 công trình văn hóa-giáo dục; hỗ trợ cho 5.732 hộ về giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào, vắc xin; tổ chức 212 lớp tập huấn cho các hộ gia đình với 9.612 lượt người tham gia về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và học tập trao đổi kinh nghiệm; hỗ trợ 306 mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi; thành lập và duy trì hoạt động cho 280 đội văn nghệ thôn; khôi phục, bảo tồn 162 nhạc cụ, trang phục, nghề truyền thống tiêu biểu; phục dựng bảo tồn 40 lễ hội truyền thống tiêu biểu sắc của các DTTS có khó khăn đặc thù; cấp trang thiết bị cho 195 nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc. 

Tổ chức chăm sóc y tế, tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến cho 2.199 phụ nữ mang thai; hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức cân đối hợp lý và sữa học đường cho 2.423 trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc

Theo nhận định của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các dự án đầu tư cho nhóm DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn khó khăn thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Dự án tạo cơ hội hỗ trợ đồng bào thuộc các DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn khó khăn được tiếp cận, thụ hưởng tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ hội phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các dân tộc khác. Đời sống tinh thần của đồng bào DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt trong những năm qua

Những thành tựu này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của đất nước.

Để hỗ trợ DTTS có khó khăn đặc thù, DTTS rất ít người, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đề xuất, trong giai đoạn từ 2026 - 2030, hướng tới đầu tư, hỗ trợ cho một số nhóm DTTS có khó khăn đặc thù, DTTS rất ít người để thu hẹp khoảng cách phát triển ngay chính giữa các nhóm DTTS với nhau theo tinh thần Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc và Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định “ưu tiên đặc biệt đối với DTTS rất ít người”; tại khoản 8 Điều 9 quy định “có chính sách hỗ trợ kịp thời những DTTS có khó khăn đặc biệt để ổn định và phát triển”...

Nội dung này bao gồm một số nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình giai đoạn 2021 - 2025,với một số những chính sách đặc thù và cơ chế triển khai thực hiện đặc thù của các Dự án, Tiểu dự án khác trong cùng Chương trình...

Theo nhận định của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các dự án đầu tư cho nhóm DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn khó khăn thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Phục dựng nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Chăm Hroi

Phục dựng nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Chăm Hroi

Sắc màu 54 - T.Nhân - 10 phút trước
Trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (nhánh địa phương của dân tộc Chăm) ở xã Vân Canh, tỉnh Gia Lai gắn với các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm như: Lễ cầu mưa, Lễ hội mặt trời - mặt trăng, Lễ đổ đầu… Mỗi lễ hội có nét đặc trưng riêng, nhưng độc đáo nhất là Lễ cúng thần làng (Quai yang cham).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Thời sự - PV - 14 phút trước
Chiều 28/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Sức khỏe - Minh Nhật - 41 phút trước
Cả nước hiện ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Giáo dục - Thanh Hải - 2 giờ trước
Ngày 28/7, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Mỹ Lý, Nghệ An) có mặt tại điểm chính, phối hợp cùng lực lượng địa phương, phụ huynh học sinh bới đất tìm trường sau cơn lũ. Mồ hôi hòa lẫn nước mắt trong xót xa, tiếc nuối.
Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
"...Họ hàng, bạn bè, xóm giềng ai có gì giúp nấy, người cho thùng sơn cũ, người giúp chở vật liệu, người phụ lợp mái, người cho ít gạch...", là chia sẻ của anh Lỷ Tắc Quay ở thôn Nà Nhái, xã Bình Liêu (Quảng Ninh) - một hộ thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì sự chung tay của bà con, lối xóm đã giúp nhiều hộ dân nơi vùng cao hoàn thiện những căn nhà vững chãi đúng hẹn, để bà con an cư trước mùa mưa bão.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Kinh tế - Mai Hương - 3 giờ trước
Sau ngày 1/7/2025, khi việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Mil, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động duy trì hiệu quả hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Sắc màu 54 - Khánh Huyền - 3 giờ trước
Mỗi sáng cuối tuần, trong làn sương mỏng trên triền núi đá, bước chân người lại rộn ràng đổ về chợ phiên Phương Độ và Phương Thiện - hai phiên chợ truyền thống của đồng bào các DTTS ở phường Hà Giang 1, tỉnh Tuyên Quang. Trải nghiệm với chợ phiên này sẽ được cảm nhận hơn về hình ảnh trao đổi hàng hóa của đồng bào DTTS, cảm nhận hơn về không gian văn hóa đậm đà bản sắc đầy chất quê hương nơi vùng núi Tuyên Quang .
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Điểm hẹn Quảng Trị

Điểm hẹn Quảng Trị

Sự kiện - Bình luận - An Yên - 3 giờ trước
Bất cứ một ai đã chọn điểm đến là Quảng Trị, thì sẽ gặp nhau trong nỗi xúc động buổi hòa bình. Có lẽ vì thế mà Quảng Trị đã trở thành một điểm hẹn thời hậu chiến, thắp lên trong tâm tưởng mỗi người những rưng rưng thương nhớ, tự hào…
Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/7, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có công văn yêu cầu rà soát, hỗ trợ thiệt hại do mưa bão gây ra đối với vùng trồng sâm Ngọc Linh.