Phát triển cây dược liệu cà gai leo tại Hợp tác xã nông lâm thủy sản Hoàng Duy, xã Văn Lang, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Ảnh minh họa).Chú trọng hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý
Thời gian qua, việc đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 đã được các ngành chức năng tỉnh Bắc Kạn, quan tâm, chú trọng triển khai, với mục tiêu vừa bảo vệ rừng vừa tạo sinh kế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống.
Bà Đàm Thị Thu, Trạm kiểm lâm Đồng Phúc - Quảng Khê, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Bể cho biết: “Hiện nay, các diện tích rừng tự nhiên không được cải tạo, do vậy hướng trồng cây dược liệu vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế người
kết tiêu thụ sản phẩm quế; HTX Mộc Lan Rừng với Dự án liên kết trồng cây khôi nhung tía; HTX Nông lâm Ngư nghiệp tham gia vào Dự án sản xuất gắn với tiêu thụ cây dong riềng đỏ… Các dự án tham gia vào chuỗi sản xuất đang được kỳ vọng tạo ra vùng nguyên liệu ổn định có giá trị, đóng góp vào nguồn kinh tế cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thu nhập từ trồng dược liệu và cây ăn quả hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn. Nhờ đó, gia đình có cuộc sống ổn định”.
Anh Lò Văn NamBản Phỏng, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, chính quyền huyện xác định, đưa cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng. Theo đó, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện đã hỗ trợ đồng bào DTTS trồng, chăm sóc cây dược liệu đặc hữu, thí điểm trồng một số loài dược liệu có giá trị kinh tế cao như cây đẳng sâm, khôi nhung, sa nhân...
Đến nay, toàn huyện Sốp Cộp có trên 60ha cây quế, 16ha cây sa nhân, 20ha gừng, 4ha hà thủ ô, cát sâm, khôi nhung, đẳng sâm. Các loại dược liệu như gừng, sa nhân, hà thủ ô đã cho thu hoạch.
Phát triển dược liệu ở vùng Pù Mát của Công ty cổ phần Dược liệu Pù Mát huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.Theo anh Lò Văn Nam, bản Phỏng, xã Sốp Cộp, từ năm 2022, gia đình anh trồng hơn 2ha cây sa nhân tím dưới tán rừng và gần 1ha cây ăn quả, bình quân mỗi năm, gia đình tôi có thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ cây ăn quả và sa nhân tươi.
“Thu nhập từ trồng dược liệu và cây ăn quả hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn. Nhờ đó, gia đình có cuộc sống ổn định” - anh Nam khẳng định
Đa dạng nguồn thu nhập cho đồng bào DTTS
Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng hơn 1.000 loại cây dược liệu, trong đó có 20 loại cây quý và hiếm. Thời gian qua, nhiều Dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu được triển khai đã cho kết quả khả quan. Việc phát triển đa dạng các loại cây dược liệu cũng là điều kiện để người dân phát huy thế mạnh đồi rừng, nâng cao ý thức trong việc bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm, mở ra một hướng đi mới, đa dạng nguồn thu nhập.
Thông qua nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 tỉnh Bắc Kạn đang triển khai thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Ba Bể với mục tiêu xây dựng được vùng sản xuất dược liệu quý quy mô 210ha vào năm 2025, xây dựng nhà máy chế biến dược liệu tại huyện Ba Bể.
Bắc Kạn đặt mục tiêu triển khai 4 vùng trồng dược liệu tập trung, gồm: Tiểu vùng trung tâm; tiểu vùng phía đông; tiểu vùng phía tây; tiểu vùng phía bắc và đông bắc với 26 loài dược liệu. Ðến năm 2025, diện tích dự kiến 545ha, trong đó, 345ha trồng theo hình thức thâm canh và 200ha trồng dưới tán rừng, tạo ra 1.600 tấn dược liệu khô.
Thu hoạch hoa cây cát sâm để làm trà ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La (Ảnh minh họa).Với tỉnh Nghệ An, từ khi triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thì cây dược liệu như được nâng tầm.
Có tiềm năng về chủng loại, đến nay, Nghệ An đã hình thành được nhiều vùng trồng dược liệu, với tổng diện tích trên 1.459ha. Các loài được gây trồng quy mô lớn với khoảng 410ha gồm: chanh leo, gấc, nghệ, thảo đậu khấu nam. Cây trồng với diện tích lớn nhưng không tập trung với khoảng 620ha gồm: quế, bồ bồ, hành tăm.
Các cây thuốc nam trồng rải rác với qui mô nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ và thị trường có diện tích khoảng 64ha gồm: Hoè, cà gai leo, hàm ếch, mã đề, chè vằng, ích mẫu, kinh giới, tía tô, kim tiền thảo…
Các loài quý hiếm, có giá trị trồng thử nghiệm có diện tích khoảng 22ha gồm: Sâm bảy lá một hoa, đẳng sâm, hà thủ ô đỏ, lan kim tuyến, sa nhân tím, sâm ngọc linh, sâm Puxailaileng, đỗ trọng…
Trong những năm qua, vấn đề phát triển cây dược liệu đã được UBND tỉnh Nghệ An và các cấp các ngành quan tâm. Theo đánh giá, thu nhập từ trồng cây dược liệu cao hơn từ 4 -14 lần so với cây ngô và gấp 2 - 6 lần so với trồng cây keo.
Có thể thấy, thời gian qua, các dự án phát triển cây dược liệu đã và đang góp phần tạo thu nhập ổn định cho đồng bào DTTS. Đồng thời, giúp hình thành ý thức bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đặc biệt góp phần vào thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chương trình MTQG 1719 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. Nguồn thu từ ngành trồng dược liệu góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.