Một khu tái định cư tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.Nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ
Tại tỉnh Sơn La, từ nguồn vốn Dự án 2, Chương trình MTQG 1719, chính quyền huyện Bắc Yên đã triển khai đầu tư 3 điểm định canh, định cư tập trung cho 104 hộ dân nằm trong vùng thiên tai của 3 xã Tạ Khoa, Chiềng Sại và Pắc Ngà.

Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, ngoài việc triển khai nội dung có liên quan, tỉnh rà soát, bố trí ổn định dân cư, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy hoạch. Qua đó đáp ứng yêu cầu về đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phù hợp với phong tục tập quán của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, tránh đầu tư dàn trải và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Long BiênPhó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
Tương tự, tại huyện Mường La, Khu tái định cư (TĐC) bản Ít, xã Nặm Păm được triển khai với nguồn lực đầu tư từ Dự án 2, Chương trình MTQG 1719 đã hoàn thành, đón 30 hộ dân chuyển tới để bắt đầu cuộc sống mới.
Còn ở khu TĐC bản Khoai Lang, xã Mường Thải, huyện Phù Yên được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng. Khu TĐC này đã giúp 30 hộ dân từng sống trong vùng nguy cơ cao về sạt lở chuyển đến nơi an toàn, gần khu vực sản xuất.
Được cấp hơn 260m2 đất xây nhà, gần với khu đất sản xuất, anh Trương Văn Ều, người dân TĐC bản Khoai Lang, chia sẻ: Khu TĐC không xa nơi ở cũ của gia đình với đầy đủ điện lưới, nước sinh hoạt, đường bê tông. Không chỉ hết lo lắng mỗi mùa mưa bão, cuộc sống của gia đình cũng không bị xáo trộn vì đất canh tác ở gần nhà. Nơi ở hiện nay tốt hơn nơi ở cũ.
Thực hiện Dự án 2 “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết” thuộc Chương trình MTQG 1719, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Sơn La đã triển khai 17 điểm định canh, định cư tại 8 huyện cho 956 hộ đồng bào DTTS ở vùng thiên tai trước đây ổn định đời sống, sản xuất.
Khu tái định cư Gò Tranh Giữa, ở thôn Gò Tranh, xã Long Sơn, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi khang trang, giúp người dân vùng sạt lở núi có nơi ở mới an toàn để ổn định cuộc sống. A4: AMHMột trong những địa phương đã và đang đẩy mạnh thực hiện Dự án 2 ở vùng miền núi phía Bắc là tỉnh Bắc Kạn. Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện 7 dự án sắp xếp ổn định dân cư tại 6 huyện vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí thực hiện trên 62,7 tỷ đồng. Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành, mang lại những tác động tích cực đến các địa phương trong vùng hưởng lợi. Với nguồn lực đầu tư lớn, dự án đã giải quyết được những nhu cầu thiết yếu từ cơ sở trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, mang lại những tác động tích cực cả về mặt kinh tế - xã hội đối với người dân vùng dự án.
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi
Có thể khẳng định, gần 4 năm qua, với nguồn lực đầu tư từ Dự án 2, Chương trình MTQG 1719, bằng sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, việc sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư cho các hộ đồng bào DTTS đã góp phần quan trọng ổn định đời sống, phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đơn cử như tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, chính quyền huyện đã rà soát các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, vùng thường xuyên ngập lụt, từ đó xây dựng “Đề án bố trí, sắp xếp dân cư tập trung, an toàn, phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025”. Huyện đặt mục tiêu đến hết năm 2025, sẽ hoàn thành bố trí sắp xếp 5 điểm TĐC tập trung, 2 điểm TĐC xen ghép, bố trí ổn định cho 264 hộ dân với hơn 1.300 nhân khẩu. Đến nay, chính quyền huyện Phù Yên đã bố trí sắp xếp được 4/5 điểm TĐC tập trung.
Thi công hạ tầng giao thông điểm bố trí sắp xếp ổn định dân cư xã Lương Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện cho 20 hộ đồng bào Mường, Dao... trên địa bàn xã bị ảnh hưởng bởi thiên tai ổn định cuộc sống (Ảnh minh họa).Còn với tỉnh Ninh Thuận, trong năm 2025, địa phương này sẽ tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết cho khoảng 143 hộ đồng bào DTTS đang cư trú phân tán rải rác khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân với kinh phí từ Chương trình MTQG 1719 và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.
Theo ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, ngoài việc triển khai nội dung có liên quan, tỉnh rà soát, bố trí ổn định dân cư, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy hoạch. Qua đó đáp ứng yêu cầu về đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phù hợp với phong tục tập quán của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, tránh đầu tư dàn trải và phát triển bền vững.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 khi thời điểm kết thúc giai đoạn I đã cận kể, nhiều địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đang gấp rút thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bố trí, ổn định dân cư trên địa bàn, trọng tâm là sắp xếp lại dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La, địa phương đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Trung ương các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Đồng thời, rà soát đối tượng thụ hưởng, nội dung, danh mục dự kiến đầu tư để tránh trùng lặp với các chương trình MTQG khác. Cùng với đó, tổ chức thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và các địa phương khẩn trương thực hiện Dự án 2 đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 khi thời điểm kết thúc giai đoạn I đã cận kể, nhiều địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đang gấp rút thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bố trí, ổn định dân cư trên địa bàn, trọng tâm là sắp xếp lại dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.