Thời gian qua, việc vận dụng nội dung bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống, nguồn sức mạnh làm nên sự thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước. Vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên trên những buôn làng, phum sóc, đồng bào các dân tộc đang phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng nhau chia sẻ khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu và xây dựng quê hương từng ngày đổi mới.
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt, từ cuối năm 2022, với việc triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8 của chương trình MTQG 1719), nhiều hội viên hội phụ nữ các cấp của tỉnh đã được được cung cấp kiến thức, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình, qua đó, giúp chị em biết cách bảo vệ, phòng tránh hiệu quả..
Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 85% dân số là đồng bào DTTS. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được địa phương đặc biệt quan tâm. Vì vậy, trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tăng cường phân cấp cho cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực của Chương trình.
Qua gần 3 năm thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa là đơn vị được giao chủ trì, triển khai thực hiện Dự án, đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Trong 2 ngày 8 - 9/11, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số và gia đình.
UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp, nhằm mục tiêu đưa huyện miền núi An Lão thoát nghèo vào năm 2025.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vừng giai đoạn 2021- 2025 và các chương trình, dự án chính sách dân tộc. Qua đó đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tại địa phương, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiện nay, việc triển khai Dự án 2 về sắp xếp dân cư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn thị xã Sa Pa (Lào Cai) đang gặp nhiều vướng mắc khó khăn. Theo cấp ủy, chính quyền địa phương, để giải quyết những vướng mắc này, cần thiết có cơ chế đặc thù để thực hiện.
Ngày 7/11, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tiếp ông Surya Deva - Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc (LHQ) về quyền phát triển.
Chiều 7/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì Hội nghị giao ban tháng 11. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà; cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Phần lớn dân số của các DTTS có khó khăn đặc thù tham gia lực lượng lao động từ khi còn rất trẻ, nhưng hầu hết chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên chủ yếu làm việc giản đơn, ở khu vực nông thôn. Đây là rào cản trong việc chuyển giao - tiếp nhận các mô hình sản xuất mới ở cộng đồng các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Trong những năm qua, nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được các cấp ủy, các ngành, các cấp tỉnh Hòa Bình quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Ngày 7/11, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đã khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ Biên phòng tỉnh, năm 2023.
Để thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 01, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719, trong thời gian qua, bên cạnh việc vận động, tuyên truyền các chính sách nói chung, tỉnh Quảng Nam đã tập trung lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS đối với hai vấn đề trọng tâm: Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT); Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới.
Nhiều năm qua, để giúp đồng bào DTTS tại các bản, làng vùng cao “an cư, lạc nghiệp”, ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào, giúp ổn định cuộc sống.
Thanh Hóa là tỉnh có đường biên giới đất liền dài 213,6km, có 16 xã, thị trấn của 5 huyện phía Tây của tỉnh gồm Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân (nơi chủ yếu đồng bào DTTS sinh sống) nằm giáp với các bản, cụm bản của tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào. Xác định công tác thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên và lâu dài trong công tác tuyên truyền, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới. Do đó, Chương trình phối hợp công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030 luôn được các cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, lực lượng phối hợp thực hiện tích cực.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hoà đã triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8) thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là một dự án thành phần (Dự án 3) quan trọng trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Dự án 3 bao gồm nhiều hoạt động, với nhiều cơ chế, chính sách; đồng thời lại được triển khai cùng lúc với các hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc 02 Chương trình MTQG khác. Do đó, để triển khai hiệu quả Dự án 3 thì công tác tuyên truyền để chính quyền cơ sở và người dân hiểu đúng, hiểu đủ về chính sách có ý nghĩa then chốt.
Triển khai thực hiện Dự án 6 Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp UBND xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tổ chức Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống cho các học viên người Chăm.