Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Trọng Bảo - 3 giờ trước

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.

Hệ thống đường giao thông thôn bản được bê tông hóa từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719
Hệ thống đường giao thông thôn bản được bê tông hóa từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai - cơ quan thường trực Chương trình MTQG 1719; giai đoạn 2021 - 2025 Lào Cai được phân bổ tổng cộng 3.202.578 triệu đồng.

 Để phát huy nguồn lực được phân bổ, ngay sau khi được giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển và mục tiêu nhiệm vụ (tại Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ); UBND tỉnh Lào Cai đã khẩn trương giao cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan thường trực Chương trình MTQG, UBND các huyện, các xã xây dựng dựng kế hoạch, tổ chức thẩm định và tham mưu báo cáo UBND tỉnh trình HĐND thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển gia đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách hàng năm thực hiện Chương trình MTQG 1719…

Việc chủ động, khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch vốn hàng năm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã góp phần phát huy hiệu quả nguồn lực được Nhà nước đầu tư. Qua đó, đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là các xã, thôn bản ĐBKK. 

“Việc triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG năm 2024 đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm 6,29%/năm; tỷ lệ giảm hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 5,95%/năm; 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...”, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai thông tin.

Cơ sở hạ tầng nông thôn vùng cao ngày càng được củng cố
Cơ sở hạ tầng nông thôn vùng cao ngày càng được củng cố

Tuy nhiên, từ thực tế triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương cũng còn những khó khăn, vướng mắc nhất định, đòi hỏi sớm được điều chỉnh, tháo gỡ để tiếp tục phát huy nguồn lực đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn Giáo tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai cũng đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung, cụ thể như: Đối với Dự án 2 về sắp xếp dân cư xen ghép do cơ chế quản lý thực hiện theo Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ với hình thức hỗ trợ địa bàn, không hỗ trợ trực tiếp và không hỗ trợ mặt bằng đất ở dẫn tới rất khó thực hiện.

“Lào Cai chú trọng cho sắp xếp tập trung theo Chương trình MTQG 1719 và chuyển một số nhu cầu sang thực hiện theo nguồn vốn của Quyết định 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chình phủ, chủ yếu dùng ngân sách địa phương và lồng ghép một số chương trình, dự án khác. Cụ thể, địa phương điều chỉnh giảm vốn đầu tư cho sắp xếp dân cư để tăng cường đầu tư các trường lớp học theo Dư án 5”, ông Nhẫn thông tin.

Dự án hỗ trợ vùng được liệu quý tại Sa Pa đang chậm tiến độ do vướng mắc về cơ chế, chính sách
Dự án hỗ trợ vùng được liệu quý tại Sa Pa đang chậm tiến độ do vướng mắc về cơ chế, chính sách

Hiện nay, còn một số nội dung, dự án chậm tiến độ do vướng mắc về cơ chế, chính sách; cụ thể, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện dự án hỗ trợ vùng được liệu quý tại Sa Pa. Tuy nhiên, do đang chờ Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số nội dung dự án này trong Quyết định 1719/QĐ-TTg và một số thủ tục xác định diện tích đất đai vùng nguyên liệu, khu sản xuất của dự án…nên chủ liên kết chuỗi dự án chưa thống nhất hoàn tất các thủ tục để ký kết thực hiện…. Từ đó, dẫn đến dự án chậm tiến độ so với kế hoạch, không kịp giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch trung hạn.

“Tỉnh Lào Cai đề nghị Trung ương cho phép kéo dài sang giai đoạn 2026-2030 để tiếp tục triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Đồng thời, chuyển nguồn vốn bố trí cho Dự án 3 sang thực hiện Dự án 5 trong lĩnh vực trường học phổ thông dân tộc bán trú”, ông Nhẫn đề nghị.

Cùng với đó, thời gian này, các địa phương nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng đang thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh; đó đó, tỉnh đề nghị năm 2025, cho phép phân bổ vốn thành hai giai đoạn. Cụ thể, gian đoạn 1 phân bổ vốn khi chưa hợp nhất cấp xã, cấp tỉnh địa phương lựa chọn những nội dung, dự án có thể thực hiện được ngay để kịp thời giải ngân; giai đoạn 2 địa phương sẽ phân bổ khi đã hoàn thành hợp nhất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và có bài phát biểu tại Đại lễ. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôn giáo - Tín ngưỡng - BDT - 42 phút trước
Tại Lễ Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, các đại biểu dự Đại lễ đã nghe Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Thời sự - Nhóm PV - 3 giờ trước
Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc-Vesak 2025
Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Du lịch - Quỳnh Lưu - 3 giờ trước
Nằm trên địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đèo Khau Cốc Chà được coi là một trong những cung đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền Bắc. Với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đầy thử thách, Khau Cốc Chà đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích du lịch khám phá và trải nghiệm.
Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Du lịch - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Từ ngày 5 đến ngày 8/6/2025, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế, với chủ đề “Du lịch Lào Cai kết nối khát vọng xanh”.
Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 6/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua 4 năm triển khai Cuộc vận động, đã có 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ cầu an đầu năm mới của đồng bào Chăm. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Tả Gì Thàng- Làng đẹp trong mây. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 3 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.
Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 3 giờ trước
Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Chính sách Dân tộc - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 4 giờ trước
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”