Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quyết liệt triển khai Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Văn Hoa - 07:20, 28/11/2023

Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, bằng sự quan tâm sát sao của các cấp ủy, chính quyền, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản, xây dựng vùng biên giới ổn định, phát triển.

 Anh Hứa Văn Phủ (đứng giữa), thôn Nà Sòm, xã Bắc La vui mừng nhận nông cụ chuyển đổi nghề bên căn nhà mới được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Anh Hứa Văn Phủ (đứng giữa), thôn Nà Sòm, xã Bắc La vui mừng nhận nông cụ chuyển đổi nghề bên căn nhà mới được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Huyện Văn Lãng có 4 dân tộc chính cùng sinh sống là Tày, Nùng, Kinh, Hoa và một số ít dân tộc khác sông sen kẽ. Tỷ lệ hộ DTTS chiếm 96,54%. Trong đó, dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 62,6% dân số; dân tộc Tày chiếm 29,2%; dân tộc Kinh chiếm 7,5%; dân tộc khác 368 người (Hoa, sán chỉ...). Dân số toàn huyện có 12.534 hộ, với 50.245 nhân khẩu; toàn huyện có 1.334 hộ nghèo, chiếm 10,64%; hộ cận nghèo 958 hộ, chiếm 7,64%, trong đó có nhiều hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.

Tại xã Bắc La, chúng tôi đến thăm gia đình anh Hứa Văn Phủ, dân tộc Nùng, thôn Nà Sòm. Trong căn nhà mới khang trang, anh Phủ mời chúng tôi thăm quan một vòng quanh căn nhà, kể cho chúng tôi về quá trình xây dựng căn nhà nhiều gian nan nhưng đầy niềm hứng khởi. Anh Phủ nói, gia đình anh có 6 người, trước kia chỉ sống trong một gian nhà sàn chật hẹp, dột nát, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn…

“May thay, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng tiền xây nhà. Anh biết rằng, với số tiền 40 triệu thì rất khó có thể xây dựng được căn nhà mới (vì chi phí vận chuyển nguyên liệu qua sông tốn kém), nhưng vì nhà dột nát quá, lại được sự động viên của anh em họ hàng, được cán bộ xã đến động viên nên anh quyết tâm xây căn nhà mới” Anh Phủ bày tỏ.

Nhìn vào căn nhà mới, anh Cười nói, qua bao cố gắng, gia đình anh đã xây được căn nhà rộng hơn 90 mét vuông, trị giá hơn 450 triệu đồng. Ngoài được hỗ trợ 40 triệu tiền xây nhà, gia đình anh còn được hỗ trợ dây dẫn nước sạch, hỗ trợ máy cưa để chuyển đổi nghề. Giờ đây, khi đã có căn nhà mới, có phương tiện mới, anh và gia đình sẽ cố gắng phát triển kinh tế để sớm thoát nghèo và làm giàu.

Cùng chung niềm vui ấy, ông Lang Văn Chứ, sinh năm 1948, dân tộc Nùng xã Thanh Long xúc động, gia đình ông thuộc hộ nghèo nhiều năm nay, ông có con trai vướng vào vòng lao lý đã chết, bản thân ông thì bị khuyết tật mắt nên khó khăn trong sinh hoạt.

Ông Chứ nói, may thay nhờ ơn Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ 40 triệu đồng cho ông xây nhà mới. Vì tuổi đã cao mà mắt thì lại khuyết tật nên con dâu ông đứng tên vay thêm 40 triệu nữa để xây căn nhà hơn 60 mét vuông để ở. Giờ đây có căn nhà mới, không phải lo nắng mưa, giúp ông đỡ vất vả.

Chị Hoàng Thị Bích Điều, cán bộ Văn hóa xã Thanh Long đến thăm hỏi, động viên ông Lang Văn Chứ
Chị Hoàng Thị Bích Điều, cán bộ Văn hóa xã Thanh Long đến thăm hỏi, động viên ông Lang Văn Chứ

Ông Lang Văn Chứ và anh Hứa Văn Phủ là hai trong số hàng chục hộ nghèo huyện Văn Lãng được hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, thực hiện Dự án 1, Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, UBND huyện Văn Lãng đã phê duyệt danh sách hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng mới nhà ở cho 90 hộ nghèo khó khăn về nhà ở, vốn Trung ương giao 3 tỷ 600 triệu đồng.

Trong đó năm 2022, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ cho 30 hộ; năm 2023 là 60 hộ. Đến nay, 30 hộ được phê duyệt năm 2022 đã thanh toán, giải ngân xong trong tháng 3 năm 2023, kinh phí 1.200 triệu đồng. Năm 2023, đã thực hiện thi công xây mới nhà ở 42 hộ (đã nghiệm thu, thanh toán giải ngân cho 18 hộ gia đình kinh phí 720 triệu đồng); còn lại 18 hộ dự kiến khởi công trong tháng 11 và tháng 12 dương lịch.

Bên cạnh việc hỗ trợ nhà ở, huyện Văn Lãng còn đẩy mạnh việc hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt phân tán. Theo đó, UBND huyện Văn Lãng đã phân bổ kinh phí xây dựng 6 công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện. Trong đó, năm 2022 khởi công xây dựng 4 công trình, có số vốn 1 tỷ 959 triệu đồng, hiện đã thi công xong và giải ngân 100% vốn giao. Năm 2023 có vốn giao 1 tỷ 777 triệu đồng để thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành 04 công trình, vốn 977 triệu đồng; 2 công trình khởi công mới vốn 800 triệu đồng.

Hộ nghèo xã Tân Thanh đảm bảo nước sinh hoạt từ nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán
Hộ nghèo xã Tân Thanh đảm bảo nước sinh hoạt từ nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

Về nội dung hỗ trợ Nước sinh hoạt phân tán, UBND huyện đã phê duyệt danh sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 917 hộ được thụ hưởng (năm 2022 là 488 hộ, năm 2023 là 429 hộ), UBND các xã đã thực hiện hỗ trợ mua sắm téc trữ nước và vòi dẫn nước trên cơ sở nhu cầu đăng ký của người dân. 

Đến nay, các xã đã thực hiện giải ngân thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện năm 2022 và vốn kèo dài là 1 tỷ 464 triệu đồng, đạt 100% vốn kế hoạch giao. Vốn năm 2023 đã thực hiện giải ngân 1.266 triệu đồng đạt 83,4% vốn kế hoạch giao, các hộ thiếu nước sinh hoạt hiện nay cơ bản đã được hỗ trợ….

Đặc biệt, huyện Văn Lãng tập trung về hỗ trợ chuyển đổi nghề. Theo đó, UBND huyện đã phê duyệt danh sách các hộ thiếu đất sản xuất có nhu cầu mua sắm máy móc, nông cụ để chuyển đổi nghề cho 432 hộ được thụ hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề (năm 2022: 223 hộ, năm 2023: 209 hộ)…

Những kết quả của công tác hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, hỗ trợ chuyển đổi nghề thuộc Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần ổn định cuộc sống người dân, giúp người dân yên tâm về nhà ở, tập trung phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống vùng biên giới ấm no, hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.