Một trong những hoạt động nổi bật trong tuần là Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành; việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Phần đọc báo, giới thiệu tới quý vị và các bạn bài viết “Ngải Thầu Thượng – Nơi chạm núi, chạm mây” của tác giả Trọng Bảo và bài viết “Nhạc sỹ Trầm tích và nỗi trăn trở Hồn Buôn” của tác giả Lê Vũ
Đá đỏ một thời là giấc mơ đổi đời của không chỉ người dân xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), mà nhiều người trong cả nước cũng khăn gói đi tìm vận may. Thế rồi, đất sập, đói khát, tranh giành địa bàn… đã khiến nhiều người phải bỏ mạng nơi chướng khí này. Đá đỏ không thấy đâu, nhưng rừng bị tàn phá, môi trường bị hủy hoại là có thật. Nay, những đồi Triệu, đồi Tỷ năm xưa đã dẫn xanh trở lại, nhưng bà con sống ngay trên kho báu ấy thì vẫn còn rất khó khăn. Ước mơ của họ giờ đây không phải hồng ngọc để đổi đời, mà được giao đất, giao rừng để xua đi đói nghèo.
Trước đây, bà con dân làng Plei Sa, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) chỉ quen cấy lúa, trồng mỳ trong vườn, trên rẫy thì nay đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng chuối tiêu hồng, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Nhà Mặt trận, bò của Mặt trận… đã là “từ khóa” quen thuộc của đồng bào các DTTS ở huyện Con Cuông (Nghệ An). Những mô hình thiết thực mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện này đã triển khai trong mấy năm gần đây, đang “tiếp sức” cho những hộ nghèo vươn lên.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi là khu vực phên dậu của Tổ quốc, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào dân tộc thiểu số một lòng giữ trọn niềm tin với Đảng, đóng góp sức mình cho cách mạng cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ngày nay.
Trên dọc tuyến biên giới của Tổ quốc, những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), cùng với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đã tích cực phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ chính quyền và Nhân dân các nước láng giềng bằng nhiều việc làm cụ thể. Những hành động đẹp này, đã tô thắm tình hữu nghị giữa các quốc gia, đồng thời góp phần tạo ra môi trường hòa bình, bảo vệ vững chắc biên cương.
Trận lũ lịch sử hồi cuối năm 2020, khiến cho 34 hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở bản Sắt lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Sau hơn một năm ở trong những ngôi nhà bạt, nhà lán tạm bợ, giờ đây, người Bru Vân Kiều ở bản Sắt đã an cư trong những ngôi nhà kiên cố “2 trong 1”.
Bám biển mưu sinh, là nghề truyền nối bao đời của ngư dân vùng biển xứ Nghệ. Sinh nghề tử nghiệp! Những giọt nước mắt đợi chờ cũng vì thế mà đã khiến những mái đầu “vọng phu” thêm bạc trắng, để bao gia đình chia lìa, nát tan…
Trong Chương trình điểm tin, đọc báo ngày 5/12 sẽ tiếp tục cập nhật hoạt động của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; các tin tức, vấn đề nổi bật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi tuần qua. Phần đọc báo sẽ giới thiệu tới quý vị và các bạn 2 bài viết: “Chuyện giữ đất của người Hà Nhì” của tác giả Trọng Bảo và “Vó ngựa cao nguyên” của tác giả Mai Văn Bảo.
Nơi miền biên viễn, để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, vun đắp tình đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, các cấp chính quyền đang phát huy hoạt động đối ngoại Nhân dân, và người dân hai nước ở hai bên biên giới cũng theo đó tiếp tục vun đắp tình đoàn kết bằng những mối giao hòa, kết nghĩa... dệt nên những câu chuyện đẹp về nghĩa tình bản kết bản; về những mối tình xuyên biên giới, để từ đó nhiều đôi trai gái đã thành vợ thành chồng...
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước tiến dài, mở ra cơ hội làm giàu cho người nông dân. Thay vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh tế cây trồng thấp như trước đây; thì nay bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết chặt chẽ giữa các nông hộ, hội viên, thành viên để sản xuất tập trung và tiêu thụ sản phẩm.
" Ông mối” - Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ Biên phòng Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) - Đồn Biên phòng Bản Giàng vẫn say sưa nói về niềm vui trong những lần đi dựng vợ, gả chồng cho thanh niên người Chứt ở Rào Tre khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Nhiều năm qua, trên dọc tuyến biên giới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang chung sức, đồng lòng xây dựng một dải biên cương ngày càng vững vàng, phát triển. Từ hoạt động kết nghĩa, giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hoá giữa Nhân dân và chính quyền hai bên biên giới, đã góp phần thay đổi đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị . Báo Dân tộc và Phát triển khởi đăng loạt bài " Lòng người nơi biên viễn" hầu mong đem đến cho bạn đọc những thông tin về một miền biên viễn dẫu gian lao nhưng luôn thẫm đẫm tình người, tình yêu quê hương, đất nước.
“Nếu được điều lên xã làm việc thì phải chịu, còn nữa là không ai cho anh Vân thôi chức Trưởng bản đâu. Anh ấy làm dân phục, nói dân tin”. Đó là lời của cựu chiến binh Vi Thanh Bình, ở bản Minh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) khi nói về Trưởng bản Lô Xuân Vân.
Các tác phẩm đoạt giải tại cuộc thi ảnh “Đất nước nhìn từ biển” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Truyền thông và Phát triển nhân lực, Tạp chí Nhiếp ảnh và đời sống tổ chức là những tác phẩm xuất sắc nhất trong tổng số gần 4.000 ảnh gửi tham dự cuộc thi để trao giải. Những bức ảnh này sẽ được lựa chọn để in sách, xuất bản thành bộ lịch ảnh Biển đảo Việt Nam năm 2022, góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của đất nước.
Chương trình 135 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới đã tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ trên đỉnh Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở 12 xã vùng biên giới huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đã có thể thong dong trên xe từ nhà ra đến trung tâm huyện lỵ, điều này trước đây, đồng bào có nằm mơ cũng không thể thấy được.
Là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đạt nhiều giải thưởng âm nhạc, thành danh tại Huế, nhưng nhạc sĩ Trầm Tích luôn cảm thấy mình nặng nợ với mảnh đất Đắk Lắk, với buôn Tuôr, nơi anh đã gắn bó cả tuổi thơ và thời niên thiếu. Để rồi từ đó, trong những ca khúc, trong những bước đường hoạt động âm nhạc của anh, đâu đâu cũng có bóng dáng của cao nguyên, của đại ngàn…
Chương trình điểm tin, đọc báo ngày 28/11 sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị và các bạn những tin tức nổi bật trong tuần qua, trọng tâm là Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng; hoạt động triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết “Hoa trên lèn đá” của tác giả Phạm Việt Thắng và bài “Cây lanh trong đời sống của người Mông” của tác giả Sùng Mai.
Vừa qua, tại tỉnh Yên Bái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái về thực hiện công tác dân tộc, công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Đường vào xã Na Loi (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này ngập trong sắc vàng của hoa dã quỳ. Có lẽ vì thế mà quãng đường rừng gập ghềnh, hiểm trở dài những 50km dường như ngắn lại. Tôi đã đi trên cung đường ấy đôi ba lần. Nhưng với nữ nhà giáo Lê Thị Hạnh, thì cô đã đi ngót 20 năm qua, để rồi khi xa lại nhớ và và nếu không còn dạy nữa, hẳn là sẽ day dứt khôn nguôi.