Chiều nay, 19/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cựu Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản, ông Sugi Ryotaro.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ nhất năm 2022 huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/9.
Tin tức -
Lê Vũ - Trần Linh -
24 phút trước Ngày 19/8, Chi bộ Văn phòng đại diện Ủy ban Dân tộc tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025. Đại hội đã bầu Bí thư chi bộ khóa mới và thông qua nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025.
Dọc bên dòng Nậm Luông yên bình ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, là những bản làng người Tày trù phú với màu xanh của sự ấm no, đủ đầy… Nghĩa Đô là vùng đất cách mạng - nơi quân và dân Nghĩa Đô đã mở cuộc tấn công và bức địch rút sạch quân khỏi đồn Nghĩa Đô vào ngày 23/02/1950, đánh dấu sự kiện huyện Bảo Yên sạch bóng quân thù, góp phần vào thắng lợi giải phóng Lào Cai.
Lễ hội đua ngựa truyền thống của Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã trở thành thương hiệu gắn liền với địa danh Cao nguyên trắng, được tổ chức thường niên vào tháng 6 hàng năm lồng ghép với các hoạt động văn hoá, du lịch của địa phương. Đặc biệt là từ khi lễ hội trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đang ngày càng thu hút du khách đến với Bắc Hà trong mùa lễ hội.
Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đây còn là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử với hệ thống di tích, trong đó phải kể đến di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó; công viên Địa chất Cao Bằng. Ngoài ra, Cao Bằng còn ghi dấu trong lòng du khách nhờ các làn điệu dân ca, phong tục tập quán, lễ hội văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Ở cái tuổi thất thập, ông Lương Xuân Dán, thôn Đức Uy, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang vẫn giữ được nét duyên dáng, say sưa như chàng trai Tày tuổi đôi mươi đánh đàn, hát những bản tình ca tặng nàng sơn nữ. Ông còn khiến chúng tôi từ ngạc nhiên đến cảm phục khi lần lượt chơi thuần thục 15 nhạc cụ dân tộc một cách điêu luyện. Và tài năng của “nghệ sĩ” Xuân Dán không chỉ dừng lại ở lĩnh vực âm nhạc.
Đề án 1163 quy định, nguồn lực thực hiện Đề án là từ ngân sách nhà nước. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn thực hiện Đề án bố trí không đủ, không kịp thời; thậm chí có địa phương không bố trí được kinh phí riêng để thực hiện Đề án.
Những năm gần đây, với sự nỗ lực vào cuộc của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các DTTS, xã Tủa Sín Chải (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Điều này giúp địa phương có thêm động lực vượt khó, vững bước xây dựng nông thôn mới.
Theo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, trong 3 năm qua, tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các doanh nghiệp trong Khối đã chi gần 945 nghìn tỷ đồng để dùng vật tư, nguyên liệu trong nước.
Trong hai ngày 16 - 17/8, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND hai huyện A Lưới, Nam Đông tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG).