Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2

PV - 10:25, 05/03/2025

Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm, tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 25 của Chính phủ, các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, tình hình tiêu thụ lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long... Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Phát biểu ý kiến khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời điểm này, công việc rất nhiều, trong khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp: tình hình thế giới diễn biến nhanh và khó lường; cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; chính sách của các chính quyền mới tác động tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhất là chính sách thuế của Hoa Kỳ ảnh hưởng cầu, cầu giảm thì ảnh hưởng đến cung, đứt gãy các chuỗi cung ứng... Nhìn chung kinh tế toàn cầu năm 2025 được dự báo tiếp tục khó khăn, tăng trưởng có thể thấp hơn năm ngoái; khu vực ASEAN dự báo tăng trưởng trên dưới 4% nhưng với những diễn biến hiện nay thì khó đạt như dự báo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Trong nước, chúng ta vừa phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, tập trung tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính các địa phương theo tinh thần chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị; tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, theo đó, mục tiêu tăng trưởng đã điều chỉnh lên ít nhất 8%, do đó các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp phải tăng cường một loạt các giải pháp; đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo nền tảng và bước ngoặt để tăng trưởng nhanh và bền vững.

Ngoài ra, chúng ta còn phải tập trung tổ chức kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước, trước mắt là Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Quang cảnh Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Quang cảnh Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, sự ủng hộ của Quốc hội, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, báo cáo các cân đối lớn; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện; chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, công tác đối ngoại được tăng cường. Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác vì diễn biến bên ngoài đang rất nhanh và phức tạp, nhất là sự phục hồi của kinh tế thế giới đang còn yếu, trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tại Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tại Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đánh giá tình hình sát tình hình, những vấn đề nổi lên? Có gì khác cuối năm, khác so cùng kỳ năm 2024? Cái gì làm được, chưa làm được, nguyên nhân vì sao? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm gì từ cấp Trung ương đến địa phương. Thí dụ gạo hiện nay đang là vấn đề cả về sản xuất, tiêu thụ, thị trường, thời tiết, hay vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán…, biểu hiện của biến đổi khí hậu cực đoan. Mô hình nào mà các địa phương, cơ quan làm tốt? Dự báo tình hình tháng 3 và những tháng tới có đặc điểm gì sẽ tác động trong nước, đối sách như thế nào?

Các thành viên Chính phủ, đại biểu tham dự Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Các thành viên Chính phủ, đại biểu tham dự Phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Vấn đề liên quan chính sách tiền tệ, trong bối cảnh hiện nay phải thay đổi vì hai năm qua chưa thay đổi lãi suất. Trong khi FED thay đổi lãi suất điều hành hàng tháng. Điều này cần suy nghĩ. Chính sách tài khóa trong đó có chính sách đầu tư công là trọng tâm, động lực để dẫn dắt đầu tư. Tuy nhiên, nhiều bộ, ngành, địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước. Vì vậy phải có giải pháp như thế nào để chấn chỉnh việc chậm giải ngân? Phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phải kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu.

Theo Thủ tướng, Bộ Tài chính phải thực hiện nghiêm việc đánh giá những cơ quan, địa phương nào làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công thì khen thưởng, không làm tốt thì phải bị xử lý nghiêm thì mới có tác dụng. Các cơ quan truyền thông cũng phải vào cuộc để chỉ rõ ai làm tốt, ai chưa làm tốt. Vấn đề thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn hiện nay; phải chủ động ứng phó linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, phải sẵn sàng thực hiện các giải pháp xử lý các vấn đề đột xuất, bất ngờ, đòi hỏi nỗ lực lớn mới hoàn thành nhiệm vụ. Thủ tướng đề nghị các đại biểu nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến, đi thẳng vào vấn đề.

* Theo Bộ Tài chính, tình hình kinh tế-xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước; người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các định chế tài chính, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế... gia tăng niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế.

Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3,27% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 25,4% dự toán, tăng 25,7% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng tăng 12 so cùng kỳ, trong đó xuất siêu ước đạt 1,47 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký hơn 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so cùng kỳ; vốn thực hiện đạt gần 3 tỷ USD, tăng 5,4%.

Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 tăng 16,7% so với cùng kỳ, 2 tháng tăng 7,0%.

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh các dự án hạ tầng trọng điểm; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, du lịch, thể thao, thông tin, truyền thông tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, trong đó Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh đến hết giáo dục phổ thông từ năm học 2025-2026.

Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo đảm ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia; tình hình an ninh, trật tự cơ bản ổn định; đã triệt phá nhiều đường dây lừa đảo trực tuyến, lừa đảo xuyên quốc gia quy mô lớn; đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, hiệu quả, trong đó tổ chức thành công Diễn đàn tương lai ASEAN…

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 tốt hơn tháng 1, tính chung 2 tháng tốt hơn cùng kỳ năm ngoái; lưu ý việc phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8% trở lên năm 2025 vẫn còn là thách thức lớn và cần tiếp tục nỗ lực hết sức mình; nhấn mạnh tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi"; nêu rõ, nhiệm vụ hiện nay rất nặng nề, do đó quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tháng 3 và thời gian tới, theo đó, về quan điểm chỉ đạo, điều hành thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực, linh hoạt phải đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp; đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo rất cao, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ chốt; tăng trưởng nhanh nhưng phải phát triển bền vững; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình lãnh đạo điều hành.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng nêu rõ, cần tập trung hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính theo Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị theo hướng mở rộng địa giới hành chính tỉnh phù hợp điều kiện tiêu chí, truyền thống lịch sử, văn hoá, bảo đảm tinh gọn đầu mối, kết thúc hoạt động của cấp huyện, mở rộng quy mô xã, do đó phải xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có cả Hiến pháp.

Kiện toàn các tổ chức bên trong, do đó các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ phải hoàn thành việc này trong tuần này. Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; theo đó Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh giảm lãi suất điều hành bằng các công cụ của ngân hàng như tái chiết khấu, tái cấp vốn, thị trường mở, trái phiếu ngân hàng; hỗ trợ lãi suất cho vay cho các lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ đã chỉ đạo; thực hiện chính sách nhà ở có cả hình thức thuê và thuê mua.

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào giải ngân vốn đầu tư công, rà soát lại các dự án để phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình để tăng nguồn vốn đầu tư; thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn, quyết liệt hơn; tăng thu, giảm chi, tiết kiệm chi; giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Hai chính sách này phải phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, chặt chẽ, kịp thời, linh hoạt.

Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện, năng lượng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; không để ách tắc trong khai thác dầu, khí, than. Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường phải phối hợp chặt chẽ để triển khai thuận lợi.

Các bộ, ngành liên quan chuẩn bị cuộc họp của Chính phủ vào cuối tuần này liên quan vấn đề phát sinh trên thế giới hiện nay liên quan cạnh tranh thương mại có tác động Việt Nam; các bộ, ngành trong tháng 3 này phải nỗ lực ban hành hết các văn bản pháp luật còn nợ đọng.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội; tiếp tục hoàn thiện thể chế, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn như Nghị định, Thông tư…; rà soát đề xuất cấp thẩm quyền xem xét mở rộng áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm; đẩy nhanh hoàn thiện thể chế cho các động lực tăng trưởng liên quan các ngành mới nổi.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện quy định về quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số; Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; Bộ Công an chủ trì tăng cường triển khai Đề án 06 phù hợp tổ chức mới; ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Các bộ, cơ quan, địa phương hoàn thành toàn bộ phân bổ đầu tư công trước ngày 15/3 này, trường hợp chưa phân bổ xong đúng thời hạn này thì Chính phủ sẽ thu hồi, phân bổ cho các nơi khác, dự án khác, đồng thời phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân.

Các bộ, ngành, trong đó Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh tiếp xúc với các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ để bảo đảm chủ động chính sách cho hai bên. Bộ Công Thương khẩn trương thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các bộ, ngành đẩy mạnh thu hút du lịch, theo đó nghiên cứu miễn thị thực cho một số quốc gia, một số đối tượng đặc thù.

Về thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các cấp, các ngành, nhất là Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương thực hiện quyết liệt Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; khẩn trương xây dựng các trường nội trú.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh việc tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng kéo dài; Bộ Xây dựng tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng; các cấp, các ngành tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận trong dư luận xã hội…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quyết tâm giải quyết 5 phương thức giao thông cho ĐBSCL

Thủ tướng: Quyết tâm giải quyết 5 phương thức giao thông cho ĐBSCL

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam.
Yên Bái: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ lễ tân, buồng phòng cho cơ sở lưu trú du lịch năm 2025

Yên Bái: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ lễ tân, buồng phòng cho cơ sở lưu trú du lịch năm 2025

Du lịch - Văn Hoa - 3 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Hội nghị Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ lễ tân, buồng phòng cho cơ sở lưu trú du lịch năm 2025. Hội nghị Tập huấn thu hút gần 70 học viên, là nhân viên, người lao động trực tiếp tại các cơ sở lưu trú du lịch; cán bộ trực tiếp phụ trách lĩnh vực du lịch tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Dự kiến còn 40 đơn vị xã, phường

Kon Tum: Dự kiến còn 40 đơn vị xã, phường

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 21/4, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, xin ý kiến về Đề án, Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Theo đó, dự kiến sau sắp xếp tỉnh Kon Tum còn 40 xã, phường.
Công an tỉnh Quảng Ninh phát động thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Công an tỉnh Quảng Ninh phát động thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Sáng 21/4, tại Tp. Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải - Cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh.
Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội "quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này"

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư: TPHCM mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế

Tổng Bí thư: TPHCM mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 21/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Phóng sự - Lê Hường - 8 giờ trước
Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung: Góp sức giữ nghề truyền thống (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 9 giờ trước
Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, ở các bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai tổ chức, thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa các DTTS. Theo đó, những năm qua, trong nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, nhiều Người có uy tín ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp sức giữ gìn và phát huy nghề truyền thống để nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tốt đẹp của đồng bào DTTS luôn "sống" mãi với thời gian.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung: "Hạt nhân" kinh tế giữa bản, làng (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 9 giờ trước
Không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm là cầu nối tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, những năm qua lực lượng Người có uy tín khắp cả nước đã góp sức thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, nhất là đi đầu trong phát triển kinh tế. Nếu có dịp đến với vùng Tây Duyên hải miền Trung, sẽ không khó để bắt gặp những tấm gương Người có uy tín điển hình, đi đầu trong lao động sản xuất, góp phần làm khởi sắc những miền đất khó.
Phụ nữ trong

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.