Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Dấu ấn thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III

Ngọc Chí - 15:39, 09/10/2024

Trong 5 năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia thực hiện của Nhân dân, công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đặc biệt là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đã góp phần cơ bản đạt các chỉ tiêu tại Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019 đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.

Với tinh thần đoàn kết của Nhân dân các dân tộc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững
Với tinh thần đoàn kết của Nhân dân các dân tộc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững

Phóng viên: Thưa ông, trong 5 năm qua (2019 -2024), tỉnh Kon Tum đã quan tâm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III như thế nào?

Ông Đinh Quốc Tuấn: Trong giai đoạn 2019-2024, cấp ủy và chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc triển khai thực hiện công tác dân tộc, các chương trình, chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Đinh Quốc Tuấn (bên trái) – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Y Tría (dân tộc Xơ Đăng), trú tại làng Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông
Ông Đinh Quốc Tuấn (bên trái) – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Y Tría (dân tộc Xơ Đăng), trú tại làng Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông

Đặc biệt, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Cụ thể, sau hơn 3 năm thực hiện có 15.343 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; 11.061 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện; có 5.458 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh…

Trong quá trình thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Trưởng thôn, Già làng, Người có uy tín, người tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS.

Phóng viên: Là tỉnh có gần 55% dân số là đồng bào DTTS, vậy tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện các chính sách về đại đoàn kết các dân tộc như thế nào, thưa ông?

Ông Đinh Quốc Tuấn: Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp đặc biệt chú trọng công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, doanh nhân, người tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo, kiều bào ở nước ngoài. Hằng năm định kỳ tổ chức gặp mặt Người có uy tín, các chức sắc, tôn giáo, thân nhân và kiều bào Kon Tum về nước vào dịp Tết cổ truyền để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, thời sự quốc tế, thời sự trong nước, các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum luôn đoàn kết, thống nhất và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước
Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum luôn đoàn kết, thống nhất và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước

Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các vị chức sắc, người tiêu biểu trong đồng bào DTTS; mở các lớp tập huấn kiến thức về dân tộc, tôn giáo cho cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp và các chức sắc tôn giáo, Người có uy tín trong cộng đồng… Qua đó, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, kiều bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị địa phương, ngày càng phát huy vai trò, góp phần tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.

Bên cạnh đó, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp tích cực phối hợp tổ chức tốt các Ngày hội ở khu dân cư và được cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đơn vị quan tâm, thu hút đông đảo Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia. Với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân, khích lệ, động viên và khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, chung tay, góp sức xây dựng tỉnh Kon Tum ngày một phát triển.

Phóng viên: Xin ông cho biết, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận trong Nhân dân, việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III đạt được những kết quả như thế nào?

Ông Đinh Quốc Tuấn: Trong giai đoạn 2019-2023 và 6 tháng đầu năm 2024, tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội để đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh là 112.579 tỷ đồng; tổng nguồn vốn tín dụng chính sách là 4.687 tỷ đồng. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao dân trí, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Trong 12 nội dung, 28 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị... đến năm 2024 nêu trong Quyết tâm thư và Chương trình hành động của Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019, có 11 nội dung, 21 chỉ tiêu đạt; 01 nội dung, 6 chỉ tiêu gần đạt. Qua 05 năm thực hiện, đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu tại Quyết tâm thư.

Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập
Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập

Kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có sự tăng trưởng khá; thu nhập bình quân đầu người tăng hằng năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm hằng năm đạt kế hoạch đề ra. Chất lượng và hiệu quả giáo dục từng bước được nâng lên; công tác chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân có nhiều tiến bộ; các giá trị và bản sắc văn hoá của các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh được quan tâm đầu tư xây dựng.

Hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, quản lý và điều hành tốt các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Quốc phòng được củng cố và giữ vững, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng đổi thay theo hướng phát triển toàn diện. Lòng tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước ngày càng sâu sắc.

Phóng viên: Trên cơ sở những kết quả đạt được, tỉnh Kon Tum đã đề ra mục tiêu thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 – 2029 như thế nào, thưa ông?

Ông Đinh Quốc Tuấn: Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ công tác dân tộc, các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là các Chương trình MTQG; kết hợp khai thác hợp lý, phát huy tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được đồng bào DTTS gìn giữ và phát huy
Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được đồng bào DTTS gìn giữ và phát huy

Thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thu hẹp dần địa bàn đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; đảm bảo an sinh xã hội; từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, không còn phù hợp; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Tin nổi bật trang chủ
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi).
Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.
Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam". Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thời sự - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.
Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Pháp luật - Phạm Nguyên - 8 giờ trước
Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 8 giờ trước
Sau nhiều năm diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ được tổ chức tại "mái nhà chung" của 54 dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, cũng là dịp để người dân Thủ đô và du khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu về thực hành then đã được UNESCO ghi danh. Liên hoan nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến năm 2030.