Thời gian qua, công tác đào tạo theo chế độ cử tuyển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Theo đó, số lượng, chất lượng cán bộ người DTTS vào làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh ngày càng tăng.
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, nhằm phát huy vai trò của dòng họ và các già làng, trưởng bản trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong toàn tỉnh.
Ngày 1/11, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, “Học sinh 3 tốt”; “Học sinh 3 rèn luyện” cấp tỉnh năm 2022. Đây là chương trình hoạt động nhằm tạo sự quan tâm, ủng hộ đội ngũ giáo viên và học sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn.
Hương Hữu là xã nghèo vùng núi huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), người dân chủ yếu là đồng bào DTTS. Cùng với chính quyền địa phương, lực lượng dân quân xã là "chỗ dựa" vững chắc cho người dân...
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 với hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS gắn với các dự án giảm nghèo bền vững.
Trong 3 ngày từ 31/10 - 2/11, tại nhà văn hóa cộng đồng buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn thực hành quy trình tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng cho 45 cán bộ quản lý văn hóa, người dân tham gia làm du lịch cộng đồng tại các thôn, bon, buôn trên địa bàn huyện.
Giai đoạn 2021 – 2030, các chính sách đã chuyển sang đầu tư phát triển để phát huy nguồn lực nội tại của vùng đồng bào DTTS và miền núi, phù hơp với quá trình hội nhập. Để nắm bắt được chính sách, người dân có nhu cầu được phổ biến từ đội ngũ tuyên truyền viên người DTTS, hoặc biết tiếng DTTS.
Để triển khai thực hiện Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, TP. Đà Nẵng đã xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu giai đoạn 2022-2030 với tổng kinh phí 31,3 tỷ đồng. Đề án vừa được UBND Thành phố phê duyệt, tạo điều kiện phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Những năm qua, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi và hỗ trợ khai hoang đất bằng. Chính quyền các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư công sức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ruộng nước 2 vụ. Qua đó đã góp phần đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho người dân.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, phong tục, nghi lễ của các dân tộc trên địa bàn huyện Quang Bình (Hà Giang) luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng quan tâm. Đặc biệt là việc bảo tồn văn hóa tâm linh trong Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, ông Sìn Văn Phong là Người có uy tín nắm giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc Pà Thẻn để truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Trong đợt phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) cho 628 nghệ nhân có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc trong tháng 9 vừa qua, tỉnh Hà Giang có 1 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 15 “Nghệ nhân ưu tú”.
Tôi có dịp đi cùng các nhà nghiên cứu “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro” qua các cuộc khảo sát điền dã. Để thấy, nghệ nhân, già làng, đồng bào dân tộc Chơ Ro đều lo lắng về sự mai một của văn hóa Chơ Ro. Họ mong muốn được phục dựng nguyên bản và phát triển, nâng cao nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, đồng thời truyền dạy để bảo tồn văn hóa dân tộc.
Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, UBND huyện Thạch Thành tổ chức Chương trình trình diễn, tái hiện Lễ hội Mường Đòn (xã Thành Mỹ) phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch.
Sơn La là tỉnh vùng cao Tây Bắc, có đường biên giới dài hơn 270 km, tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào. Trong những năm kháng chiến, Nhân dân 2 bên biên giới đã cùng nhau sát cánh, chung một chiến hào đánh giặc ngoại xâm. Hôm nay, trên con đường dựng xây quê hương đất nước, Nhân dân các dân tộc Lào và Việt Nam ở biên giới tỉnh Sơn La lại cùng nhau san sẻ những khó khăn, quyết tâm bồi đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt - Lào bằng những việc làm cụ thể, đầy tính nhân văn.
Huyện Than Uyên (Lai Châu) sở hữu cánh đồng Mường Than, là một trong những cánh đồng lớn của khu vực Tây Bắc. Người dân nơi đây có trình độ canh tác cao, là một trong những địa phương đã gặt hái nhiều trái ngọt, mùa vàng sau mỗi vụ sản xuất. Sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, cung ứng ra thị trường, nâng cao giá trị nông sản, là một trong những định hướng đúng để Than Uyên đánh thức tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp.
Với lòng đam mê văn hóa dân tộc, những năm qua, ông Danh Bê (SN 1955) ở ấp Hòa Thiện, xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) đã dành nhiều tâm huyết cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer. Ông đã tập hợp con cháu trong dòng tộc, phum sóc để hình thành đội văn nghệ Khmer, thường xuyên đi biểu diễn tại địa phương và cấp toàn quốc.
Đại bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện có nhu cầu rất lớn trong tiếp cận chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nhất là trong giai đoạn các địa phương đồng thời thời triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, với những cơ chế, chính sách mới. Để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao thì việc tăng cường sử dụng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên là người DTTS, hoặc biết tiếng DTTS được xem là giải pháp hiệu quả.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TX. Phú Mỹ và một số ít tại TP. Bà Rịa. Qua thời gian, chỉ còn một số nơi duy trì các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo… Trước thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh đã quyết tâm phục dựng văn hóa Chơ Ro qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.