Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ươm mầm xanh hữu nghị

Hoàng Anh - 07:45, 01/11/2022

Sơn La là tỉnh vùng cao Tây Bắc, có đường biên giới dài hơn 270 km, tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào. Trong những năm kháng chiến, Nhân dân 2 bên biên giới đã cùng nhau sát cánh, chung một chiến hào đánh giặc ngoại xâm. Hôm nay, trên con đường dựng xây quê hương đất nước, Nhân dân các dân tộc Lào và Việt Nam ở biên giới tỉnh Sơn La lại cùng nhau san sẻ những khó khăn, quyết tâm bồi đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt - Lào bằng những việc làm cụ thể, đầy tính nhân văn.

Sắt son nghĩa tình biên giới Việt - Lào
Sắt son nghĩa tình biên giới Việt - Lào

Sẻ chia khó khăn

Đã hơn 2 năm qua, bà con ở bản Khon Xỉ, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào đã quá quen thuộc với hình ảnh các chiến sĩ mang quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La, không quản ngại đường sá xa xôi, băng rừng vượt núi để đến nhà của cháu Tun Pheng Khăm Xỉ. Hôm nay, biết tin đoàn cán bộ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập sang thăm, cả nhà Tun Pheng Khăm Xỉ thức dậy từ rất sớm, sửa soạn những sản vật trồng được từ vườn nhà ra tiếp đãi đoàn công tác.

Tâm sự với chúng tôi, Đại úy Cầm Bá Thành, Chính trị viên phó của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập cho biết, hoàn cảnh gia đình cháu Tun Pheng Khăm Xỉ trước đây đã khó khăn nay lại càng khốn khó hơn khi người bố của cháu là anh Chít Tha Pha Khăm Xỉ, cán bộ Công an huyện Sốp Bâu bị thương nặng vào vùng đầu khi đang truy đuổi tội phạm. Mọi gánh nặng đều đổ lên đôi vai bé nhỏ của người mẹ. Tuy đang là một học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Nội trú huyện Sốp Bâu nhưng vì thương bố mẹ, cháu Tun Pheng đã nhiều lần định bỏ học để đỡ đần việc nhà cho mẹ và để dồn tiền lo chữa bệnh cho cha. Thông qua các buổi giao ban nắm tình hình trên biên giới, Đồn đã biết được hoàn cảnh của gia đình cháu Tun Pheng và đã trao đổi với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng của Lào để nhận đỡ đầu cho cháu Tun Pheng nhằm động viên, khích lệ cho em khắc phục khó khăn, rèn luyện trở thành người có ích cho cộng đồng, xã hội.

Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần “hạt muối chia đôi, bát cơm sẻ nửa”, các cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập đã quyết định cùng nhau đóng góp kinh phí để hỗ trợ cho cháu Tun Pheng với mức 500.000 đồng/tháng cho đến khi cháu học hết lớp 12. Tuy số tiền không lớn nhưng cũng đã giúp cho cháu vượt qua những khó khăn đời thường để tiếp tục cùng các bạn cắp sách đến trường, nuôi lớn những hoài bão, ước mơ và trở thành người có ích cho xã hội. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí, các cán bộ chiến sĩ mang quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập cũng tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ như thăm hỏi, tặng sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho cháu Tun Pheng những khi lễ, tết hay chuẩn bị vào năm học mới. Không phụ lòng của cha mẹ và tình cảm của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, Tun Pheng ngày ngày học hành chăm chỉ và đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập, là một trong những học sinh đạt danh hiệu “con ngoan, trò giỏi” của Trường Nội trú huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào.

Không dấu nổi xúc động trong niềm vui khi được đón những “người thân” từ xa về, chị Nang Phon, mẹ của cháu Tun Pheng Khăm Xỉ cho biết, gia đình tôi là một trong những gia đình khó khăn nhất của Công an huyện Sốp Bâu. Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình tôi nên các cán bộ chiến sĩ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, BĐBP tỉnh Sơn La, Việt Nam đã nhận đỡ đầu cháu Tun Pheng. Hai năm qua, gia đình tôi đã nhận được số tiền 9 triệu đồng. Tuy số tiền không lớn nhưng đã giúp cho cháu Tun Pheng tiếp tục cắp sách đến trường để được nuôi lớn ước mơ, hoài bão trở thành cán bộ Công an giống như bố của cháu. Cám ơn các anh Biên phòng Việt Nam rất nhiều.

Các cán bộ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập tặng đồ dùng học tập cho cháu Tun Pheng Khăm Xỉ chuẩn bị bước vào năm học mới
Các cán bộ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập tặng đồ dùng học tập cho cháu Tun Pheng Khăm Xỉ chuẩn bị bước vào năm học mới

Trước khi chia tay, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, Cầm Bá Thành còn cho biết: “Trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn nữa Chương trình “Nâng bước em đến trường - Con nuôi Đồn Biên phòng” Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập chúng tôi đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể. Đặc biệt là sẽ phối hợp với các tập đoàn lớn đồng thời kêu gọi các nguồn lực để làm sao đỡ đầu thêm nhiều cháu hơn nữa. Hiện nay chúng tôi cũng đang triển khai mô hình “Ươm mầm xanh biên giới-vững bước tới tương lai” nhận đỡ đầu các cháu đến khi học xong Đại học, Cao đẳng và có thể tìm kiếm được việc làm. Trong năm 2022, đơn vị đã lập hồ sơ và đề nghị các đơn vị nhận đỡ đầu được 25 cháu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát, khảo sát và lập hồ sơ dự kiến 25 đến 30 cháu nữa, nâng tổng số cháu được đỡ đầu lên 50 đến 70 cháu.”

Được biết, kể từ năm 2016, thực hiện chủ trương lớn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La đã đồng loạt triển khai thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng” một cách thiết thực và hiệu quả. Cùng với việc nhận đỡ đầu các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các xã biên giới của Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sơn La còn tích cực, đi đầu trong việc “nâng bước” nhiều em học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là con em các bộ tộc Lào ở những bản làng biên giới xa xôi. Mô hình nhân văn của những người lính Cụ Hồ hôm nay đã góp phần ươm những mầm xanh hữu nghị ngày càng đơm hoa, kết trái.

Mương hữu nghị Việt – Lào

Nhằm giúp người dân 8 cụm bản sát biên thuộc huyện Mường Ét của tỉnh Hủa Phăn, Lào kịp thời cấy lúa vụ Hè-Thu năm 2022, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương, BĐBP tỉnh Sơn La đã phối hợp với Đoàn thanh niên và nhân dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã và bản Lán, huyện Mường Ét tổ chức ra quân để nạo vét, khơi thông “Mương hữu nghị Việt – Lào”.

Tuy nằm sát con sông Mã rộng lớn, quanh năm nước chảy cuồn cuộn nhưng hơn 50ha ruộng lúa nước của bà con các dân tộc Lào thuộc 8 cụm bản giáp biên lại nằm ở độ cao mà không thể sử dụng nguồn nước ở Sông Mã để tưới tiêu nên hàng năm chỉ sản xuất được 1 vụ và hoàn toàn trông chờ vào nguồn nước mưa tự nhiên, chính vì vậy mỗi vụ mùa chỉ thu về vài tạ lúa. Mỗi khi giáp hạt lại xảy ra tình trạng thiếu ăn, đứt bữa trầm trọng. Thấu hiểu những khó khăn của bà con các bộ tộc Lào ở 8 bản giáp biên, năm 1967 Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương đã khảo sát và huy động hàng ngàn ngày công lao động của cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên, thanh niên cùng người dân xã Chiềng Khương tổ chức đắp bờ, khơi thông “Mương hữu nghị Việt – Lào” dài hơn 2,5km dẫn nước từ con suối Chiềng Khương về cung cấp nước tưới cho hơn 50ha ruộng của cụm 8 bản thuộc huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào và 15ha ruộng lúa nước của bà con xã Chiềng Khương nằm ở sát biên. Kể từ khi có dòng nước mát của tuyến “Mương hữu nghị Việt – Lào”, bà con nhân dân thuộc 8 cụm bản của huyện Mường Ét đã canh tác được 2 vụ lúa/ năm và từ đó đến nay đời sống của bà con đã từng ngày “thay da, đổi thịt” hoàn toàn, không còn cảnh thiếu ăn, đứt bữa mà lại còn có thóc lúa để bán. Hàng năm, cứ đến vụ mùa, quân và dân hai bên lại cùng nhau tu sửa, phát quang và khơi thông dòng “Mương hữu nghị Việt-Lào” này.

Cán bộ chiến sĩ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương cùng với nhân dân bản Chiềng Khương (Việt Nam) và bản Lán (Lào) ra quân khơi thông “Mương hữu nghị Việt-Lào”
Cán bộ chiến sĩ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương cùng với nhân dân bản Chiềng Khương (Việt Nam) và bản Lán (Lào) ra quân khơi thông “Mương hữu nghị Việt-Lào”

Trong buổi ra quân nạo vét tuyến “Mương hữu nghị Việt-Lào” sau thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19, ông Boong Súc, Bí thư chi bộ bản Lán, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn xúc động cho biết, tôi xin thay mặt cho bà con nhân dân của 8 cụm bản của huyện Mường Ét xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con bản Chiềng Khương và các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương đã giúp đỡ chúng tôi khơi thông “mương hữu nghị Việt-Lào” trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19. Nhờ thường xuyên khơi thông “mương hữu nghị Việt-Lào” nên đã giúp cho bà con của 8 cụm bản đã có đủ nước tưới tiêu cho 2 vụ lúa vì vậy đời sống bà con đã có nhiều thay đổi, sung túc hơn trước rất nhiều.

Như dòng sông Mã chở nặng phù sa để bồi đắp cho những cánh đồng lúa xanh tốt, những vườn cây trĩu quả của nhân dân 2 bên biên giới tỉnh Sơn La, mối đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt-Lào ngày càng được đơm hoa, kết trái từ những việc làm nghĩa tình của các chiến sĩ mang quân hàm xanh BĐBP tỉnh Sơn La.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.