Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Than Uyên (Lai Châu): Đánh thức tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa

Bùi Chiến - 07:37, 01/11/2022

Huyện Than Uyên (Lai Châu) sở hữu cánh đồng Mường Than, là một trong những cánh đồng lớn của khu vực Tây Bắc. Người dân nơi đây có trình độ canh tác cao, là một trong những địa phương đã gặt hái nhiều trái ngọt, mùa vàng sau mỗi vụ sản xuất. Sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, cung ứng ra thị trường, nâng cao giá trị nông sản, là một trong những định hướng đúng để Than Uyên đánh thức tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp.

Bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu (thứ hai từ trái qua) thăm, kiểm tra mô hình kinh tế tại xã Pha Mu
Bà Giàng Páo Mỷ, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu (thứ hai từ trái qua) thăm, kiểm tra mô hình kinh tế hộ gia đình tại xã Pha Mu

Từ định hướng đúng

Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 140/NQ-HĐND ngày 18/12/2020 của HĐND huyện về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025. UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết và cụ thể hóa bằng các kế hoạch sản xuất. Quá trình thực hiện đã chú trọng công tác tuyên truyền, tính riêng từ đầu năm tới nay, đã phối hợp tổ chúc 4 lớp tập huấn chuyên đề về chính sách nông nghiệp và Nghị quyết phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung cho gần 300 lượt người.

 Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền chính sách phát triển nông, lâm nghiệp, nhằm tạo sự thống nhất từ nhận thức tới hành động của các cơ quan chuyên môn, cấp ủy, chính quyền địa phương và các hộ sản xuất trong quá trình triển khai Nghị quyết.

Sau gần 2 năm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, nông nghiệp Than Uyên đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, mặc dù, quá trình triển khai thực hiện còn gặp không ít khó khăn. Trong năm, diễn biến thời tiết phức tạp, bất thường, nhiều biểu hiện cực đoan đã ảnh hưởng tới sản xuất. Sản xuất vụ Đông Xuân, giai đoạn xuống giống, rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của mạ. Nắng nóng kéo dài, kèm theo giông lốc vào thời điểm lúa trổ bông, mưa liên tục trong giai đoạn thu hoạch. Cùng với đó, tác động của bão giá vật tư nông nghiệp, khiến cho sản xuất nghiệp trên địa bàn nhiều phen lao đao.

Ông Lò Văn Hương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ, trước tình hình trên, cấp ủy, chính quyền các cấp đã cùng các cơ quan chuyên môn, không chỉ tăng cường công tác lãnh chỉ đạo, mà trực tiếp sắn quần, lội ruộng sát cánh cùng các hộ sản xuất từng bước tháo gỡ các khó khăn. Theo đó, các nguồn vốn được lồng ghép hiệu quả, người dân chịu thương, chịu khó, lao động sáng tạo, đã tạo được nguồn lực tổng hợp giúp nông nghiệp Than Uyên có thêm sinh khí mới, tiếp tục đạt được những thành quả mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất lúa, ngô hàng hóa; cây ăn quả, mắc ca; chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện đang đi đúng hướng.

Huyện Than Uyên ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi với số lượng lớn
Huyện Than Uyên ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi với số lượng lớn

Trong đó, sản phẩm nông nghiệp không chỉ góp phần bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, mà còn được cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần làm phong phú nguồn lương thực, thực phẩm tại địa phương, giúp nông dân có thêm thu nhập.

Đánh thức thế mạnh của địa phương

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chia sẻ, toàn huyện đã có 650 ha lúa chất lượng cao, chủ yếu là các giống đặc sản Séng Cù (221 ha), với sự tham gia của hơn 1.000 hộ tại các xã Phúc Than, Mường Than, thị trấn, Hua Nà và Mường Cang. 

"Qua trao đổi với các hộ sản xuất tại địa phương, chúng tôi được biết, thực hiện đúng quy trình thâm canh, lúa Séng Cù cho năng suất cao hơn 5,2 tấn/ha. Với mức giá bình quân trên thị trường 15.000 đồng/kg, mỗi ha trồng lúa Séng Cù trừ chi phí sản xuất thu được 40 triệu đồng, cao gấp đôi các giống lúa thường", bà Thu Thủy cho hay.

Ngoài Séng Cù, Than Uyên còn có một số giống lúa hàng hóa khác, như Hương Thơm, Bắc Thơm, nếp Tan Pỏm… cũng là những sản phẩm được thị trường đón nhận. Ngoài lúa thương phẩm, thời gian gần đây, huyện Than Uyên đẩy mạnh sản xuất ngô hàng hóa. Theo đó, toàn huyện có hơn 1.000 ha, trọng điểm trồng là ở các xã Phúc Tan, Mường Kim, Ta Gia…; Sản lượng ngô từ đầu năm tới nay đạt gần 1,3 nghìn tấn, với mức giá bình quân 7.000 đồng/kg, cung ứng cho các tỉnh lân cận, như: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Bình quân, mỗi ha trồng ngô người dân thu lãi hơn 15 triệu đồng.

Để trồng trọt phát triển, nâng cao đời sống cho các hộ sản xuất, mở rộng diện tích vùng chè nguyên liệu, cây ăn quả, cây mắc ca là hướng đi đúng, góp phần đánh thức thế mạnh nông nghiệp của mỗi địa phương trong toàn huyện. Đặc biệt, qua số liệu thống kê của các cơ quan chuyên môn, toàn huyện đã có hơn 1,6 nghìn ha chè, tập trung chủ yếu tại Phúc Than, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung, Ta Gia và một số địa phương khác. Trong đó, có hơn 1,1 nghìn ha chè kinh doanh, sản lượng búp tươi 6 tháng đầu năm đã đạt hơn 2,6 nghìn tấn. Song song với đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích, huyện Than Uyên đang giao cho các cơ quan chuyên môn, phối hợp cùng các hộ sản xuất thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP.

Người dân xã Tà Mung chăm sóc chè đang trong giai đoạn phát triển
Người dân xã Tà Mung chăm sóc chè đang trong giai đoạn phát triển

Cùng với mở rộng diện tích chè thương phẩm, thời gian qua, Than Uyên đang phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết trồng trên 300 ha cây ăn quả. Tới thời điểm hiện tại, đã đạt trên 275 ha, chủ yếu xoài, dứa, chanh leo, ổi nhãn chín muộn, nho hạ đen… sản lượng quả tươi từ đầu năm tới nay đã đạt hơn 146 tấn. Được bao tiêu sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cây ăn quả tập trung đang phát huy hiệu quả. Cùng với đó, Than Uyên còn có gần 1,4 nghìn ha cây mắc ca đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Tạo thế cân đối trong tỷ trọng ngành nông nghiệp, huyện đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Tới thời điểm hiện tại, địa phương đã có hơn 100 cơ sở chăn nuôi đại gia súc, lợn với quy mô lớn. Ngoài ra, đã phát triển hơn 600 thùng nuôi ong lấy mật tại các xã Pha Mu, Mường Mít, Tà Hừa, nâng tổng số đàn ong trên toàn huyện lên hơn 1,5 nghìn đàn. Cùng với đó, là hơn 630 lồng cá trên các hồ thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát. Chăn nuôi chú trọng công tác phòng dịch bệnh đang phát triển đúng hướng giúp tăng tổng đàn, tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho nông dân.

Nhiều sản phẩm đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Toàn huyện đã có 17 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao được bày bán trên thị trường và một số siêu thị. Hiện đã có một số hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung ở Than Uyên, đang theo kế hoạch, đúng lộ trình. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại, nhất là việc thanh quyết toán vốn đầu tư còn vướng mắc về thủ tục... những khó khăn đó, đã được kịp thời địa phương, đơn vị chức năng huyện phát hiện chủ động giải quyết và kiến nghị với các sở, ngành, cơ quan chuyên mô của tỉnh để giải quyết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.