Trong những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bào dân tộc Mông xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Trong đó, thôn Làng Mới được coi là điểm sáng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Để có được kết quả đó, phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của anh Vừ Seo Chứ, sinh năm 1981, dân tộc Mông - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ tuyên vận thôn.
Ngày 8/11, tại huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã tổ chức giao nhận 196 con bò cho các hộ nghèo là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Chiều 8/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang nhân dịp Đoàn đến thăm Hà Nội. Đoàn gồm 60 đại biểu, do ông Lê Bá Xuyên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 8/11, tại Hà Nội, Công ty TNHH Cargill Việt Nam và tổ chức CARE quốc tế đã ký kết hợp tác thực hiện dự án “Vươn mình” hướng đến việc thúc đẩy phát triển sinh kế cho nông hộ, nhất là phụ nữ và đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Lắk.
Cùng với cây cà phê, sơn tra (táo mèo) là một trong 2 cây trồng chủ lực giúp người dân ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xóa đói giảm nghèo. Những năm gần đây, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân trồng sơn tra gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thông qua việc thành lập hợp tác xã, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, người dân Tỏa Tình đang tạo ra hướng đi mới, bền vững cho sản phẩm sơn tra nơi đây.
Khởi nghiệp với cà phê sạch năm 37 tuổi, anh Nguyễn Văn Hân ở làng Le 2, xã Ia Lang (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã miệt mài học hỏi, từng bước đưa cà phê sạch về với làng nghèo và xây dựng thành công thương hiệu “Nguyễn Hân Coffee Farm”.
Nữ sinh Ma Vĩ là sinh viên dân tộc Chu Ru vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Lâm Đồng đề cử lên Bộ GD&ĐT là học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc tiểu biểu để được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2022, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 này.
Xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, thời gian qua, các cấp, chính quyền huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án với mục tiêu đưa vùng đồng bào DTTS phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Là huyện nghèo còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để tập trung xóa đói giảm nghèo. Từ sự chủ động của chính quyền địa phương cộng với ý thức tự lực vươn lên của mỗi người dân, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã đổi thay và không ngừng phát triển.
Sáng 7/11, tại Tp. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo và giảm nghèo thông tin cho cán bộ của tổ chức công đoàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình chính sách dân tộc, cùng các chương trình MTQG được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
40 năm giữ chức “trùm đình”, ông Tiêu Sơn Học được người dân trong thôn Đoàn Kết, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ví như “mảnh hồn của làng”. Già làng nói - dân làng nghe, già làng hô - dân làng hưởng ứng, già làng làm - dân làng làm theo...
Đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Vàng Chỉn Tờ, Người có uy tín thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt. Ở ông luôn toát lên phẩm chất của một đầu tàu gương mẫu, nói luôn đi đôi với làm.
Việc trồng lúa chất lượng cao liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh quyết tâm thực hiện. Mục tiêu là giúp bà con nông dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer sản xuất nông sản ngày càng chất lượng và nâng cao thu nhập từ cây lúa.
“Ngân hàng dê” là mô hình ý nghĩa của chương trình phối hợp giữa Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nhằm hỗ trợ đoàn viên, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mô hình xuất phát từ nhu cầu thực tế đã thực sự đem lại hiệu quả khi hỗ trợ nhiều gia đình đoàn viên trẻ ổn định cuộc sống, từ đó có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chính sách hỗ trợ phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai có hiệu quả tại các địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để giúp đồng bào hiểu và tuân thủ pháp luật, không thể không nhắc đến vai trò của các hòa giải viên tại cơ sở. Ông Nay Kai ở Bôn Hiao (xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa, Gia Lai) là một điển hình như vậy.
Trong tiết trời se lạnh những ngày đầu Đông, chúng tôi đến thăm nghệ nhân Lèo Văn Chom, bản Thộ (Chiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La). Năm nay đã 73 tuổi nhưng ông Lèo Văn Chom vẫn say mê "pí pặp" - một loại nhạc cụ dân tộc Thái. Ông Chom bảo, Cộng đồng người Thái ở Sơn La đã gửi gắm vào loại nhạc cụ này tinh thần lạc quan và những triết lý sống của dân tộc mình. Đây cũng là loại nhạc cụ có vai trò quan trọng và linh thiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các em học sinh DTTS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện đi học nội trú và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã trở thành tri thức trẻ, trở về phục vụ trên chính quê hương mình. Thầy Hồ Văn Vương (SN 1969), người Bhnoong (thuộc dân tộc Gié Triêng) ở làng Công Tơ Rang, xã Phước Công, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) là một điển hình như vậy.
Luôn đau đáu tìm giải pháp để giúp đồng bào có cuộc sống ấm no, anh Vàng Seo Dũng , Làng Un xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm để bà con làm theo. Nhờ đó, cuộc sống của người Mông nơi đây bớt nhọc nhằn hơn, no ấm hơn.