Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện “trùm đình” người Cao Lan giữ gìn bản sắc văn hóa

Trần Liên - 19:14, 06/11/2022

40 năm giữ chức “trùm đình”, ông Tiêu Sơn Học được người dân trong thôn Đoàn Kết, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ví như “mảnh hồn của làng”. Già làng nói - dân làng nghe, già làng hô - dân làng hưởng ứng, già làng làm - dân làng làm theo...

Nghệ nhân ưu tú Tiêu Sơn Học bên cuốn sách cổ 200 năm tuổi.
Nghệ nhân ưu tú Tiêu Sơn Học bên cuốn sách cổ 200 năm tuổi

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, trong đó có 2 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 8 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Trong số này, có 4 nghệ nhân của người Tày, 3 nghệ nhân người Cao Lan, còn lại là các nghệ nhân người Dao đỏ, người Dao tiền và Sán dìu.

Theo Nghị định 109 của Chính phủ, thì những nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận mức hỗ trợ từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tháng tùy từng hoàn cảnh. 

“Nói phải củ cải cũng nghe”

Nhà ông Học nhiều đời làm thầy. Với người Cao Lan, thầy cao tay, có uy tín được giao trọng trách quản lý, bảo vệ đình làng, hay còn lại là “trùm đình”. Trùm đình phải là người có đạo đức, uy tín nhất làng, được dân làng trọng vọng, kính nể. Cũng chính vì thế, với người Cao Lan, “trùm đình” cũng ví như người nắm giữ phần hồn của cả làng là vậy.

Mãi đến năm 2020, ông Học mới thôi giữ chức vụ này. Nhưng người Cao Lan ở thôn Đoàn Kết vẫn chọn ông là người đại diện, Người có uy tín của cả thôn. Ông Học cười bảo, không phải vì mình giỏi đâu, chắc vì mình già nhất làng thôi... Nhưng với người dân ở thôn Đoàn Kết, người đại diện họ kết nối với ông bà tổ tiên suốt 40 năm qua, cũng như người cha người chú của mình ở cuộc sống này vậy. Lời ông nói có tâm, có tình, chỉ ra điều đúng điều sai, không dằn vặt chì chiết, mà thẳng thắn từ tâm, động vào lòng người.

Ông Học kể, mấy năm trước, thôn Đoàn Kết làm đoạn đường từ trung tâm thôn vào khu dân cư mới, có 2 gia đình có đất nằm trong phần đường mở rộng nhưng chính quyền vận động kiểu gì cũng không chịu hiến đất. Tấc đất tấc vàng, ông hiểu chứ. Ông Học gọi 2 nhà đến, rủ rỉ nói chuyện. Ông hỏi: Giờ đường chưa mở, đi lại có khó khăn không? Con cái đi học trời mưa có khổ không? Cái đường mở ra, xe tránh xe, ô tô vào được tận nhà, làm cái gì cũng thuận thế sao không muốn? Cái đường rộng ra rồi, cái đầu mình cũng phải mở ra chứ?... Sau buổi nói chuyện ấy, hai gia đình ấy về tự tay phá dỡ rào, hiến đất cho làng mở đường.

Hay như chuyện lấy đất xây dựng trụ sở UBND xã, cứ vướng víu mãi vì người này không hiểu, người kia không chịu. Chính quyền xã nhờ đến ông, ông Học tìm đúng đến người còn điều ra tiếng vào, chẳng hiểu ông khuyên giải kiểu gì mà sau đó, việc xây dựng trụ sở UBND xã diễn ra thuận lợi, chẳng còn ai phản đối, chẳng còn ai đòi hỏi gì nữa.

Chuyện lớn như hiến đất, mở đường, chuyện nhỏ như vợ chồng cãi cọ, hàng xóm không bằng lòng nhau lời ăn tiếng nói... ông Học cũng lắng nghe, giải quyết hết. Việc nào đến tay ông, kết thúc cũng đều êm đẹp cả. Ông bảo, không phải vì mình có “bí quyết” gì cao siêu, chỉ là mình nói những điều phải, chỉ cho bà con lối đi đúng thôi. “Quan trọng nhất là phải giữ được tình làng nghĩa xóm, giữ được thể diện cho người ta... Nói phải củ cải phải nghe đấy!”

Người Cao Lan xã Đội Bình giữ những điệu múa, lời hát truyền thống
Người Cao Lan xã Đội Bình luôn giữ gìn những điệu múa, lời hát truyền thống

Giữ hồn làng

Ông Học kể, trong thời gian giữ chức “trùm đình”, đọc những cuốn sách cổ của ông, của cha mình để lại, nhận thấy với người Cao Lan, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán và trang phục dân tộc là những thứ tạo nên hồn cốt, văn hóa của người Cao Lan. Thế nhưng, ở Đội Bình nói riêng và ở những xã tập trung đông đồng bào Cao Lan, những người biết nói tiếng Cao Lan, giờ chủ yếu là lớp người “đã cũ”. Người hát được Sình ca cũng không còn nhiều. Số người biết chữ lại càng hiếm. Ông tìm tòi, rồi tự mở lớp dạy tiếng nói, chữ viết cho những người yêu văn hóa cổ.

Không nhớ đã có bao nhiêu thế hệ học trò được ông Học truyền nghề. Ông bảo, cứ lớp học này hoàn thành, lớp học khác lại mở ra. Người đến học tiếng, người đến học chữ, người đến học làm thầy, cũng có những người đến lớp, chỉ để lưu lại những lời hát Sình ca cổ mà ông dịch ra từ những cuốn sách đã hơn 200 năm tuổi. Không chỉ người Cao Lan ở thôn Đoàn Kết, mà người Cao Lan ở thành phố Tuyên Quang, ở Phú Thọ... biết tiếng ông cũng cắp sách đến theo học.

Ông Học khoe, chỉ riêng phần hát giao duyên của người Cao Lan, những bài hát ông dịch ra, rồi chép lại đã đủ để hát giao duyên mười mấy đêm không hết. Càng tìm hiểu, ông càng nhận ra cả một kho tàng văn hóa ẩn chứa trong từng lời hát, từng điệu múa. Đó không chỉ là lời tỏ tình đơn thuần, mà còn là nét tinh tế, riêng có của người Cao Lan. Ví như lời thề về lòng chung thủy của người phụ nữ Cao Lan, vừa khẳng khái, lại vừa dí dỏm, tinh tế:

“Anh ơi

Nếu anh không tin

Em sẽ quăng con dao xuống nước để chứng minh

Nếu dao nổi là em bạc tình

Dao chìm xuống nước là tình trắng trong”.

Rồi ông hỏi, cô có biết ở đâu có tâm trời, gốc trời, ngọn trời không? Thấy khách lắc đầu, ông nhẩn nha đọc:

“Em hỏi anh chân trời ở đâu

Gốc trời ở đâu

Ngọn trời ở đâu

Tâm trời ở đâu?

Anh ơi, đông tây nam bắc là chân trời

Nơi mặt trời mọc là gốc trời

Bắc đẩu thoát tinh là ngọn trời

Nơi Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau là tâm trời...”

Điệu múa "xúc tép" của đồng bào Cao Lan
Điệu múa "xúc tép" của đồng bào Cao Lan

Năm 2015, ông Tiêu Sơn Học là một trong những nghệ nhân đầu tiên của tỉnh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa Cao Lan. Ông bảo, việc mình giữ lại hồn cốt dân tộc mình giống như là mệnh lệnh từ trái tim thôi thúc mình phải làm thế. Thôn Đoàn Kết thành lập được Câu lạc bộ hát Sình ca cũng phần lớn nhờ công của ông Học. Chẳng ai bắt ép, cũng chẳng ai trả tiền, chỉ vì ông yêu tiếng nói, chữ viết, văn hóa của dân tộc mình, ông sẽ còn dịch, còn lưu giữ, còn truyền dạy cho đến khi hết người cần, hết người hỏi và đến khi cái sức mình không còn nữa thì thôi....

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 2 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 10 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 12 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 17 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Cao Bằng: Tạo “bệ đỡ” cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Cao Bằng: Tạo “bệ đỡ” cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chính sách dân tộc - Lê Tuấn - Mai Chi - 17:21, 21/11/2024
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng thực hiện nhiều chính sách, chủ trương thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, sáng tạo cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ được hỗ trợ về vốn, kiến thức từ các chương trình này, trên địa bàn miền núi huyện Hạ Lang đã xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có nghị lực vượt khó, vươn lên khởi nghiệp với những mô hình hay, sáng tạo.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…