Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người mê hát Sình ca ở Bằng Cốc

Giang Lam - 10:00, 17/05/2022

Đang lúc cao hứng, ông Nịnh Tăng Điệp cầm chiếc điện thoại di động gọi cho một cô gái ở tận bên Thái Nguyên để hát giao lưu. Ông ngân nga cất lên giai điệu Sình ca và phút chốc bên kia đầu dây cũng đối lại bằng chất giọng nhẹ nhàng. Đó là việc diễn ra thường xuyên nên những người trong Câu lạc bộ Sình ca thôn 8, Hợp Hòa, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chẳng lấy gì làm ngạc nhiên.

Các thành viên Câu lạc bộ Sình ca Cao Lan thôn 8, Hợp Hòa, xã Bằng Cốc (Hàm Yên) giao lưu và hát qua điện thoại cho các bạn hát ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
Các thành viên Câu lạc bộ Sình ca Cao Lan thôn 8, Hợp Hòa, xã Bằng Cốc (Hàm Yên) giao lưu và hát qua điện thoại cho các bạn hát ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…

Giọng hát của những “nàng Lưu Ba”

Đã thành thông lệ, cứ một tháng 2 lần, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Sình ca Cao Lan thôn 8, Hợp Hòa, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang lại tập trung bên căn nhà sàn của bà Nịnh Thị Thanh, Lâm Thị Thức…để giao lưu. Trong CLB có nhiều bạn trẻ nên mỗi lần gặp mặt các bà đều muốn kể về sự tích nàng Lưu Ba để “tiếp lửa” khát vọng hát Sình ca.

Bà Thanh chậm rãi kể, xa xưa khi mới biết nói cô bé Lưu Ba đã hát những bài đồng dao cho đám trẻ hát theo. Lớn lên trở thành cô gái xinh đẹp hát hay, rất giỏi đối đáp. Vào đêm xuân hát đối, nàng đem lòng yêu chàng trai nghèo. Hai người hát đêm này qua đêm khác. Tiếng hát của hai người cứ nối nhau cất lên, quyện vào nhau vang vọng đêm khuya. Song tình duyên trái ngang, nàng bị ép gả cho con nhà chúa đất giàu có. Suốt 3 năm ở nhà chồng, lòng nàng luôn nhớ đến người yêu, ấp ủ hàng ngàn lời ca yêu thương. Những lời ca đong đầy thương nhớ được nàng hát lên trong suốt mấy chục năm trời đi tìm người yêu được chép lại thành những tập sách hát, lưu giữ từ đời này sang đời khác.

Kho tàng văn hóa đồ sộ của người Cao Lan ra đời như thế. Do vậy học Sình ca cả đời người vẫn không thể thuộc hết. Mỗi cô gái Cao Lan ở Bằng Cốc lớn lên đều khát khao, ước muốn có được giọng hát và tình yêu tha thiết thủy chung như nàng Lưu Ba.

Bà Lâm Thị Thức, năm nay đã 65 tuổi. Gia đình bà có gia tài vô giá là 5 quyển sách cổ ghi lại lời bài hát bằng tiếng Hán Nôm. Lần giở cuốn sách lưu giữ làn điệu dân ca Cao Lan, ông bà Thức giải thích thêm, Sình ca là lối hát đối đáp, giao duyên, được hát phổ biến trong đám cưới, ngày hội, trong dịp Tết, trong lao động sản xuất… Sình ca có hai dạng thức là hát ban ngày và hát ban đêm. Sình ca ban ngày thường hát trong hội xuân, lao động sản xuất, đám cưới. Sình ca ban đêm có tới 12 tập bài hát, mỗi tập tương ứng với một đêm hát. Đặc biệt, người ta hát dân ca Cao Lan nhiều nhất vào những ngày cưới hỏi, hát chúc rượu bạn thân hoặc khi có khách quý đến thăm nhà, chỉ hát bằng chất giọng đơn hoặc nhóm, không được đệm kèm nhạc.

Ngôn ngữ của Sình ca được thể hiện theo suy nghĩ ở từng lứa tuổi. Đối với người già, họ hát để biểu lộ tình bạn, tài năng, trí nhớ hoặc than về nỗi gian truân của mỗi người. Đối với nam thanh nữ tú, Sình ca thể hiện ước vọng tình cảm lứa đôi, biểu lộ suy nghĩ của cá nhân về cuộc sống hiện tại và mơ ước mai sau....

Niềm vui qua từng câu hát

Trong lao động, những làn điệu Sình ca cũng được cất lên
Trong lao động, những làn điệu Sình ca cũng được cất lên

Từ lâu thôn 8 Hợp Hòa, xã Bằng Cốc có 1 CLB với 20 thành viên, quy tụ những người yêu thích làn điệu dân ca dân tộc Cao Lan. Yêu làn điệu Sình ca từ tấm bé, từ nhỏ, ông Hoàng Văn Thống (đội trưởng CLB Sình ca) đã được nghe tiếng ru ngọt ngào của mẹ và nhịp trống sành của cha. Dường như cái chất “nghệ sỹ gia truyền” đã thấm trong ông từ bé. Ông bảo: “Đi xem người ta hát, múa, nhiều lần vậy là tự khắc thấm vào mình thôi. Đến năm 13 tuổi, tôi đã theo các chàng trai sang tận làng bên hát đối Sình ca. Cũng nhờ từ buổi giao lưu đó mà vợ chồng tôi đã gặp gỡ và nên duyên, nay đã ngoài 60 nhưng hãy còn mê hát lắm”.

Ý tưởng thành lập đội văn nghệ từ khi ông Thống nhận ra phong trào ca hát dần mai một và mong muốn lưu giữ những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Tuy ý tưởng tự phát nhưng được nhiều người hưởng ứng nhiệt tình và đội văn nghệ được thành lập từ năm 2010. Sau những ngày lao động sản xuất, mọi người trong thôn tập hợp nhau lại cùng hát. Những cụ ông cụ bà với hàm răng đen bóng, miệng nhai trầu nhưng đến khi hát vẫn rất mượt mà, ấm áp.

CLB Sình ca thôn 8 không chỉ phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của thôn, xã mà còn thường xuyên đi diễn ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Bà Nịnh Thị Thanh cho biết, đội đi giao lưu khắp nơi từ Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… Có hôm giao lưu tại Bản Mù, xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), mải mê hát thâu đêm suốt sáng, qua 1 đêm là hát hết lời trong ba cuốn sách.

Ông Nịnh Tăng Điệp chia sẻ, những cuộc hát Sình ca của người Cao Lan đều có đề tài riêng. Người hát thường mượn những cảnh đẹp của núi rừng quê hương, cảnh sinh hoạt hàng ngày, những câu chuyện cổ tích, thần thoại để nói lên tình yêu và ước vọng xây dựng cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. Những đêm hát Sình ca là những đêm vui vẻ xóa đi sự mệt nhọc của bao ngày lao động vất vả. Bởi thế, hát Sình ca luôn có sức hút diệu kỳ đối với người Cao Lan: “Lời thơ em như con suối/Chảy quanh năm không cạn/Giọng Sình Ca của anh như dòng nước mát/Càng uống càng thấy ngọt”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 10 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.