Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào Mông ở Làng Un

Giang Lam - 14:28, 05/11/2022

Luôn đau đáu tìm giải pháp để giúp đồng bào có cuộc sống ấm no, anh Vàng Seo Dũng , Làng Un xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm để bà con làm theo. Nhờ đó, cuộc sống của người Mông nơi đây bớt nhọc nhằn hơn, no ấm hơn.

3 năm qua, anh Dũng đã trồng được gần 700 gốc đào rừng
3 năm qua, anh Dũng đã trồng được gần 700 gốc đào rừng

Năm 1986, gia đình anh Vàng Seo Dũng là 1 trong 2 gia đình từ xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang rời xuống Làng Un, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang lập nghiệp. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của người Mông đã bớt khó khăn hơn, song anh Dũng vẫn cảm thấy chưa hài lòng. Anh luôn khát khao tìm những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào.

Năm 2012, anh Dũng thấy nhiều lái buôn vào tận thôn tìm, thu mua chuối tây. Nhận thấy nhu cầu của thị trường, nên anh Dũng bàn với vợ, chuyển đổi diện tích trồng ngô sang trồng chuối.

Trên diện tích trồng được 50kg ngô giống, anh Dũng trồng toàn bộ chuối tây. Số lượng khoảng 2.000 gốc. Người Mông trong làng lắc đầu bảo "Ngô không bán được thì cho con trâu, con bò, con lợn, con gà… chuối mà không bán được chỉ chặt bỏ đi". Vợ chồng anh cũng thấp thỏm nhưng thôi kệ: “Được ăn cả, ngã về không”.

Một năm sau, cây chuối cho thu hoạch. Bao nhọc nhằn, khổ cực của 2 vợ chồng anh được đền đáp. Những năm 2013, 2014, anh Dũng thu được 6-7 triệu đồng/ngày từ cây chuối. Đó là thu nhập “khủng”, dường như chỉ có trong mơ với đồng bào Mông. Nhớ lại thời hoàng kim của cây chuối, anh Thào A Dị, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn bảo, nhờ có anh Dũng, đồng bào Mông cũng chuyển đổi cây trồng ngô, gừng, đậu tương sang cây chuối, khí thế lao động sản xuất tưng bừng.

Sau thời gian gắn bó với cây chuối, anh Dũng nhận ra, tuổi thọ của cây chuối chỉ được khoảng từ 7-8 năm. Khi cây chuối đã bị bệnh, không có thuốc đặc trị, chắc chắn phải chặt bỏ ngay vì tốc độ lây lan bệnh rất nhanh. Bên cạnh đó, giá bán chuối cũng dần bão hòa, giá cả thị trường thì bấp bênh không ổn định, xét về lâu dài, cây chuối sẽ không còn hiệu quả cao. Từ đó, anh Dũng manh nha tìm kiếm cây trồng khác khắc phục được những hạn chế của cây chuối, đặc biệt là sản phẩm có giá trị cao và ổn định.

Một mặt, anh Dũng vẫn duy trì diện tích trồng chuối, mặt khác anh từng bước chuyển dịch sang trồng bưởi. Nhiều người dân trêu đùa “Ông trồng bưởi để đá bóng à?”. Anh Dũng hơi buồn nhưng chẳng để bụng. Với người Mông, cứ mắt thấy, tai nghe, tay sờ thì họ sẽ tin thôi.

Vườn chuối mở ra hướng đi mới cho anh Vàng Seo Dũng
Cây chuối một thời đã giúp dân làng Un khá lên

Anh dùng một phần thu nhập từ trồng chuối để mua giống, vật tư trồng bưởi. Đến năm 2016, cây chuối cuối cùng chặt bỏ là gia đình anh có vườn bưởi 6 năm tuổi với 1.100 gốc bưởi các loại gồm: bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi Cát Quế. Trong đó, đã quá nửa diện tích cho thu hoạch

Giúp làng Un thoát nghèo

"Người Mông thật thà, chất phác nhưng tư duy ngại thay đổi. Chẳng ai đặt cho mình trọng trách phải thay đổi tư duy cho đồng bào mình nhưng tôi cứ khát khao thế nên tìm tòi, học hỏi, làm gương. Biết đâu đấy, sau này Làng Un sẽ xây dựng được làng văn hóa giàu bản sắc dân tộc Mông, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, người Mông sung túc và giàu có hơn" - Anh Dũng chia sẻ.

Nhờ sự tiên phong của anh Vàng Seo Dũng, một cuộc “cách mạng” trong làm kinh tế đã đến với Làng Un. Một Làng Un được coi là “thủ phủ” chuối nay đã chuyển thành “thủ phủ” cây có múi với khoảng 30 ha. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết, Ma Ngọc Trân cho biết, xã có 10/17 thôn có đồng bào Mông. Trong đó, cuộc sống đồng bào Mông ở Làng Un khấm khá hơn cả. Đóng góp quan trọng vào đời sống kinh tế ấy, có sự mạnh dạn, tiên phong của anh Dũng. Vườn bưởi của anh Dũng hiện có quy hoạch tập trung, quy mô lớn nhất trên địa bàn xã.

Đưa tôi đi tham quan nơi sản xuất của gia đình, trên con đường đất dài 3km dẫn vào khe Khuổi Choòng sau những ngày mưa càng gập ghềnh, trơn trượt. Hai bên đường, cây bưởi, cây cam xanh ngắt. Tôi nín thở qua mỗi khúc cua, con dốc. Anh Dũng trấn an: “Nếu sợ, Nhà báo cứ nhắm mắt vào. Tuyến đường này cực quá! Nhưng đồng bào chúng tôi ngày ngày vẫn đi, cũng quen rồi. Chỉ mong được Nhà nước hỗ trợ, giá cam, giá bưởi tăng lên, bà con sẽ phấn khởi hơn nữa”.

Chúng tôi dừng lại gần cuối con đường khó, cũng là tới đồi bưởi của anh Dũng. Từ chân đồi, xuyên giữa màu xanh bát ngát, giữa hương bưởi ngát thơm, chúng tôi mệt nhoài leo lên đỉnh đồi. “Khu này là trồng bưởi Diễn này, trên đỉnh đồi là bưởi da xanh này” - Anh Dũng giới thiệu. Từng hàng bưởi thẳng thắp, vươn mình đón nắng. Mới được dạo một vòng từ chân lên đỉnh đồi chừng 1km, tôi mới thấm thía, anh Dũng và đồng bào Mông nơi đây phải tốn công sức như nào để có “trái ngọt”.

Nơi đây vốn địa hình đồi núi cao, việc trồng, chăm sóc cây có múi càng vất vả, nhọc nhằn. Nhưng cây bưởi, cây cam ít sâu bệnh hơn, vỏ bóng hơn, múi mọng nước hơn. Riêng năm 2021, anh Dũng thu được trên 200 triệu sau khi trừ chi phí. “Thương lái đến thu mua bưởi chẳng ai chê được câu nào. Mỗi tội, đường xấu quá nên bao giờ giá cũng thấp hơn vùng khác vài giá”.

Noi gương anh Vàng Seo Dũng, người dân Làng Un, xã Kiến Thiết trồng cây có múi và thoát nghèo
Noi gương anh Vàng Seo Dũng, người dân Làng Un, xã Kiến Thiết trồng cây có múi và thoát nghèo

Ông Vàng Seo Giáo (bố đẻ của anh Dũng) ở cái tuổi 72 nhưng vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Tay thoăn thoắt thụ phấn cho bưởi, ông kể: “Xưa Dũng nó trồng bưởi, tôi là người phản đối kịch liệt. Sau 1 năm, tôi thấy bưởi lớn nhanh quá nên tôi trồng theo. Tôi trồng được 500 gốc, nay đã có 300 cây cho thu hoạch. Cây mới bói quả thôi, chưa có thu nhập nhiều nhưng tôi tin là cây bưởi đem lại cuộc sống mới cho đồng bào Mông”.

Thôn có 92 hộ. Trong đó, có trên 70 hộ trồng bưởi, cam. Đa phần là người Mông, người Tày, người Dao. Noi gương anh Dũng, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng thành công với cây bưởi, anh Vàng Seo Xóa cũng mạnh dạn trồng cây cam Vinh. Anh trở thành người đầu tiên của Làng Un trồng cam. Những năm qua, nhờ cây cam, gia đình anh Xóa thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Anh đã xây dựng được ngôi nhà 3 tầng khang trang nhất thôn.

Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thào A Dị, hồ hởi: “Anh Dũng toàn nghĩ khác, làm khác người khác thôi. Cách đây 3 năm, anh Dũng cũng ươm được gần 700 cây đào rừng từ cây đào mẹ này để về trồng bên đồi khác. Năm vừa rồi, đào ra hoa đẹp lắm rồi”.

Kể chuyện trồng đào, anh Dũng cười bảo: “Người Mông không chơi đào ngày Tết. Nhưng người Kinh, người Tày, người Dao vào đây tìm mua đào rừng chơi Tết nhiều lắm. Tôi nghĩ, hay cứ trồng đào đi. Dành khoảng 1ha đất định trồng cây có múi, tôi trồng được 700 gốc đào rồi. Biết đâu, sau 1, 2 năm nữa, có con đường đẹp vào đây, người ta vào để chụp ảnh với đào, có thêm thu nhập. Bà con nhìn thấy tôi có thu nhập, sẽ làm theo, học theo, đời sống sẽ được cải thiện”.

Anh Dũng bật mí thêm, anh có đất sản xuất trên núi Nặm Tròn, nơi cao nhất của xã Kiến Thiết. Đứng ở đây, một phần của Kiến Thiết được thu vào tầm mắt. Anh Dũng đã trồng hoa tam giác mạch, hoa cũng đã nở rộ. Tiếp đó, đầu năm 2022, anh trồng 1.200 cây hoa anh đào, hứa hẹn 3 năm nữa ra hoa. Anh còn ghép trên 1.000 cành lan lên cây rừng. Tết Nguyên đán 2022 vừa rồi, Nặm Tròn trở thành điểm đến mới với người dân Làng Un, mọi người lên vui chơi, dã ngoại đông vui lắm...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Mặc dù đã về hưu sau 40 năm đứng lớp, nhưng bằng tình yêu thương dành cho các học trò nghèo nơi vùng quê xứ Quảng, thầy Nguyễn Văn Lại và vợ là cô Võ Thị Yến (ngụ khối phố Triêm Đông, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn ngày ngày tận tụy "gieo mầm" tri thức ở lớp học tình thương do chính thầy Lại mở.
Tin nổi bật trang chủ
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 4 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 1 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.
Quảng Nam: Phao tin đồn có án mạng trên Tiktok, 1 người bị xử lý

Quảng Nam: Phao tin đồn có án mạng trên Tiktok, 1 người bị xử lý

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Một thiếu niên 15 tuổi ở Thăng Bình (Quảng Nam) đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội bị cảnh sát mời đến làm việc.