Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Mở lối để các hợp tác xã phát triển

Minh Thu - 10:20, 04/10/2022

Những tác động và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua, khiến hầu hết hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn, buộc phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường… để thích ứng và phát triển. Tuy nhiên, trên lộ trình thực hiện điều chỉnh này, xuất hiện nhiều bất cập cần có cơ chế, lối mở khắc phục.

Một cơ sở chế biến sầu riêng đông lạnh ở huyện Krông Pắc.
Một cơ sở chế biến sầu riêng đông lạnh ở huyện Krông Pắc.

Khó khăn trong tiêu thụ nông sản

HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu (HTX Công bằng) buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, có hơn 60ha cà phê, với sản lượng 200 tấn nhân/năm. Trung bình mỗi tháng, HTX bán lẻ cà phê bột rang xay, và 2 tấn cà phê nhân cho quán cà phê, người tiêu dùng ở các tỉnh thành phía Nam. Nhưng, từ đầu năm đến nay, HTX chỉ bán được rất ít cà phê do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện, HTX đang tồn kho 45 tấn cà phê nhân.

Ông Trần Đình Trọng, Giám đốc HTX Công bằng cho biết, để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng, những năm gần đây, HTX còn thu mua gần 1.000 tấn cà phê sản xuất hữu cơ chất lượng cao, bán trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thế nhưng, niên vụ cà phê vừa qua, HTX phải tạm ngừng thu mua vì không bán được hàng. Lý do mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đưa ra, là cước phí vận chuyển ra nước ngoài tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá xăng dầu trên thế giới.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Hòa Thắng (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) cũng đang lâm vào cảnh bế tắc. Với 15ha vườn ươm, bình quân mỗi năm, HTX bán trên 2 triệu cây giống. Năm nay, số cây bán ra giảm khoảng 2/3. Hiện nay, nhiều loại cây giống như cà phê, tiêu bị quá lứa buộc phải hủy bỏ. Những loại cây khác có thể cải tạo lại bầu, bọc lại bao bì, bón phân, cắt tỉa cành… thì chi phí tăng gấp đôi. Tính ra, HTX đang thua lỗ trên 3 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Bá Phương, Giám đốc HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Hòa Thắng than thở: “Hầu hết các hộ thành viên của HTX đều đang thế chấp tài sản, đất đai vay ngân hàng để đầu tư vườn cây giống. Với tình trạng kinh doanh thua lỗ như hiện nay, chúng tôi không biết lấy gì để trả lãi. Muốn hỗ trợ xã viên vượt khó thì HTX không thể vay vốn ngân hàng bởi vướng rất nhiều thủ tục, điều kiện”.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Cây ăn trái Krông Pắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc cho rằng: Các HTX trên địa bàn hiện đang gặp khó khăn khi giá nông sản thấp và có thể tiếp tục hạ, việc tiêu thụ đình trệ. Các doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm, việc vận chuyển tiêu thụ hàng hoá bị đứt gãy, ảnh hưởng lớn đến tài chính của doanh nghiệp.

 Mặt khác, do thiếu nhân công có kỹ thuật và công nhân thu hoạch, việc sơ chế chậm, kết nối kho trữ đông khó khăn, nên nhiều đối tác giảm khả năng mua hàng so với trước đây. Chúng tôi đề nghị ngành chức năng triển khai các chính sách hỗ trợ về vốn, trong đó có việc cho doanh nghiệp thế chấp vay vốn bằng hàng tồn kho …

Tháo gỡ khó khăn, mở lối cho HTX phát triển

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các HTX, vừa qua, Liên minh HTX tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk và các sở, ngành xem xét, ưu tiên bố trí đầy đủ nguồn vốn thực hiện các nội dung hỗ trợ, theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cân đối nguồn vốn, tập trung tín dụng cho các HTX, có các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…

Các HTX ở Đắk Lắk đang rất cần cơ chế, chính sách thông thoáng để vay vốn phát triển sản xuất.
Các HTX ở Đắk Lắk đang rất cần cơ chế, chính sách thông thoáng để vay vốn phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 105/NQ-CP, ngày 9/9/2021 của Chính phủ về “Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19”, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao sở, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, HTX duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Tuy nhiên, có nhiều HTX không đủ điều kiện tiếp cận các chính sách ưu đãi do chưa có tài sản chung cố định, mà chủ yếu là tài sản riêng của các hộ thành viên; thiếu trụ sở làm việc; không đủ năng lực tài chính báo cáo thuế có lãi 3 năm liên tiếp…

Để huy động nguồn lực và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT, UBND tỉnh đã tham mưu HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 52/NQ-HĐND, ngày 23/12/2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương, trong đó, bố trí 30 tỷ đồng để hỗ trợ chương trình phát triển KTTT, HTX.

Để hỗ trợ các HTX bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong năm 2022, Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện việc giãn nợ khoản vay từ Quỹ Hỗ trợ HTX cho một số đơn vị, thời hạn tối đa là 6 tháng. Hiện có 31 HTX đang vay vốn từ nguồn quỹ này với tổng dư nợ gần 14,4 tỷ đồng. 

Theo ông Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk thì, đối với nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh cũng cần có chính sách thông thoáng hơn để các HTX được tiếp cận vay vốn phục hồi sản xuất...

Tại buổi làm việc mới đây với Cục Phát triển HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra những khó khăn, vướng mắc và đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật HTX (sửa đổi) về các vấn đề: Quy định đăng ký tổ hợp tác hoạt động từ 6 tháng trở lên hoặc có góp vốn; quy định tổ chức KTTT có tư cách pháp nhân phải tự công bố định kỳ hàng năm trên trang thông tin các thông tin cơ bản; xử lý tài sản, vốn khi tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân giải thể; quy định về giảm tỷ lệ vốn góp tối đa của thành viên HTX, liên hiệp HTX; chính sách hỗ trợ đối với tổ chức KTTT, quy định nguyên tắc, tiêu chí xem xét, nội dung hỗ trợ… 

Đồng thời, đề xuất một số vấn đề xây dựng Dự thảo Luật HTX (sửa đổi), như: Hỗ trợ vốn đầu tư công cho HTX; Luật Đất đai; góp vốn hoạt động HTX; định nghĩa rõ về mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh; tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý HTX…

Tính đến hết tháng 6/2022, toàn tỉnh Đắk Lắk có 630 HTX, trong đó, HTX nông nghiệp là 409 HTX (chiếm 64,9%), HTX phi nông nghiệp có 221 HTX (chiếm 35,1%). Số HTX đang hoạt động là 496 HTX, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Có khoảng 68.793 thành viên tham gia vào HTX, tăng 793 thành viên so với cuối năm 2021. Ước tính đến hết năm 2022, khu vực HTX có khoảng 70.000 thành viên tham gia, số lao động thường xuyên 21.793, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trưa 21/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 6 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 6 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 6 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.