Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Cái chữ của thầy Vương ở làng Công Tơ Rang

Trần Cao Anh - 14:40, 05/11/2022

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các em học sinh DTTS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện đi học nội trú và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã trở thành tri thức trẻ, trở về phục vụ trên chính quê hương mình. Thầy Hồ Văn Vương (SN 1969), người Bhnoong (thuộc dân tộc Gié Triêng) ở làng Công Tơ Rang, xã Phước Công, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) là một điển hình như vậy.

Thầy giáo Hồ Văn Vương giảng bài cho các em học sinh học trên lớp.
Thầy giáo Hồ Văn Vương trên bục giảng.

Khát vọng học chữ

Là người Bhnoong, lớn lên trong cảnh làng nghèo đói, những hủ tục lạc hậu đeo bám khiến tâm hồn cậu bé Hồ Văn Vương luôn bị ám ảnh trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Những năm 70- 80 của thế kỷ trước, áp lực đói nghèo, hủ tục khiến người Bhnong vùng cao Phước Sơn đa phần đều mù chữ, những người bạn tầm tuổi Hồ Văn Vương hầu hết phải bỏ lớp khi chưa học hết bậc tiểu học. Vốn là cậu bé sáng dạ, sự kỳ diệu của con chữ từ các buổi học trong những căn nhà tạm bợ cách nhà 5 cây số đường đèo vẫn hấp dẫn với Vương. Vượt đói khổ, Vương vẫn đều đặn đến lớp.

Bước vào tuổi 16, Hồ Văn Vương may mắn được về Hội An học Trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Vương có thêm bạn bè, được ăn uống đầy đủ hơn nhưng em vẫn không quên được quê nhà, nhất là cảnh đói khổ, thất học của trẻ em vùng cao Phước Sơn. Vương nghĩ, phải bằng mọi cách để đem cái chữ về cho dân mình thôi! Thế là, mùa hè năm lớp 11, Vương đến gặp thầy Hiệu trưởng xin thầy được về dạy mù chữ cho dân làng. Vương còn “cẩn thận” nhờ thầy thảo cho mình một tờ công văn gửi về xã được mở lớp xóa mù.

Hành trình đi tìm con chữ của các em học sinh Bhnoong, huyện vùng cao Phước Sơn rất nhiều gian nan, vất vả.
Hành trình đi tìm con chữ của các em học sinh Bhnoong, huyện vùng cao Phước Sơn rất nhiều gian nan, vất vả.

Nhưng mọi việc không đơn giản bởi đi đến đâu Hồ Văn Vương cũng gặp toàn những cái lắc đầu. Thất vọng nhưng vẫn không bỏ cuộc, ban ngày Vương theo cha mẹ lên nương rẫy, lúc rỗi lại kê sách vở vào đầu gối soạn giáo án. Tối đến, Hồ Văn Vương lại đến các gia đình để tỉ tê nói chuyện. Hồ Văn Vương nói về sự nghèo khó, rồi lấy chuyện xóa đói, giảm nghèo ở khắp mọi miền đất nước kể lại cho dân bản nghe, rồi đem chuyện lợi ích của cái chữ ra để thuyết phục bà con. Cuối cùng đã có người đồng ý theo Vương đến lớp. Vì dân làng ở phân tán và phải làm lụng công việc nương rẫy suốt ngày nên Vương chọn điểm trung tâm mở lớp, còn mình sẵn sàng lội bộ cả chục cây số để đến với lớp học, lịch học được tổ chức từ 20- 22 giờ.

Với cuốn giáo án hơn 50 bài tự soạn gồm hai nội dung dạy chữ cái, ghép chữ và viết thành câu văn ngắn, Hồ Văn Vương đến lớp với một vài học viên ở buổi ban đầu. Bên ánh đèn dầu không đủ sáng, tiếng thước gõ vào bảng nhịp nhàng, những giọng đọc bỡ ngỡ lại vang lên, vọng khắp bản làng. Nhiều người tò mò đến xem thì được Vương cho sách, bút mời vào, thế rồi họ bị cuốn hút theo lớp học lúc nào không hay. Mùa hè năm ấy đã có 20 người tuổi từ 15-40 tới lớp học chữ, tất cả đều đọc thông viết thạo. Sau đó, mỗi kỳ nghỉ hè, Vương về lại với lớp học của mình, mang quà là sách vở xin được ở trường nội trú cho học viên. Lớp học bên vách núi lại rộn tiếng đọc bài.

Trẻ em người Bhnoong bản Đắk Tôn, huyện vùng cao Phước Sơn
Trẻ em người Bhnoong bản Đắk Tôn, huyện vùng cao Phước Sơn

Gieo chữ trên quê hương

Tốt nghiệp PTTH, Hồ Văn Vương được đi đào tạo tại Trường Trung cấp sư phạm (hệ 12+2) của tỉnh. Đầu năm 1992, thầy Vương tốt nghiệp ra trường, được phân công về công tác tại Trường bán trú Tiểu học xã Phước Công (nay là Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS xã Phước Công). Sau đó, thầy xung phong lên điểm trường thôn 2, xã Phước Công để cắm bản dạy chữ.

Những ngày đầu bước vào nghề giáo, cuộc sống của thầy Vương cũng như những giáo viên khác nơi đây gặp vô vàn khó khăn, với giáo viên dạy tại các điểm trường còn khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, khi đã gắn bó với các học trò vùng cao, thầy Vương càng hiểu trách nhiệm cao cả của người thầy đối với việc dạy chữ cho các em. Vì vậy, ngoài giờ lên lớp cần mẫn dạy chữ, thầy Vương còn đến từng nhà các học trò để gặp phụ huynh tỉ tê chuyện trò, động viên các bố mẹ tạo điều kiện cho con em mình đến lớp đều đặn.

 Bữa ăn trưa của các em học sinh Bhnong, Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học & THCS xã vùng cao Phước Lộc
Bữa ăn trưa của các em học sinh Bhnong, Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học & THCS xã vùng cao Phước Lộc (ảnh minh họa)

Ở trường, thầy Vương coi các em như chính con ruột của mình. Thầy chăm lo, quan tâm, chăm sóc tận tình từ những việc nhỏ nhất như: Cắt tóc, vệ sinh cá nhân đến những bữa cơm hàng ngày, chỗ ăn, ngủ, chỗ học hành. “Mình dạy ở điểm trường lẻ với 3 lớp học nhưng chỉ có 2 thầy giáo. Một người dạy 2 lớp tiểu học phổ thông, người còn lại dạy 1 lớp phổ thông thì tối đến dạy thêm 1 lớp xóa mù chữ. Thiếu thốn, vất vả nhưng nhiều kỷ niệm vui”, thầy Vương chia sẻ.

Những buổi tối nơi vùng cao sơn cước, nhiều cụ già đã ở độ tuổi 60-70 vẫn đều đặn đến lớp học xoá mù chữ của thầy Vương. Nhiều “học sinh" của thầy Vương lại chính là phụ huynh các học trò ban ngày tại điểm trường. Điều đó càng tạo thuận lợi hơn cho thầy khi động viên cả phụ huynh lẫn học trò kiên trì theo đuổi con chữ để mở mang kiến thức.

Sau gần 25 năm cắm bản, thầy Hồ Văn Vương được điều chuyển về trường chính để công tác. Nhưng đến năm học 2017-2018, thầy lại xin Ban Giám hiệu tạo điều kiện cho quay về điểm trường cũ. Khi biết tin thầy Vương xin trở lại nơi khó khăn để gieo chữ, nhiều đồng nghiệp rất ngạc nhiên, thắc mắc “Người ta ai cũng muốn xin chuyển ra vùng ngoài để dạy học, sao thầy lại xin trở lại nơi cũ khó khăn như vậy?". Nhưng thầy Vương có những lý do chính đáng của mình: “Gắn bó với học sinh ở điểm trường thôn 4 đã lâu, tôi thực sự không muốn rời xa các em. Tôi muốn đem kiến thức, con chữ của mình đến với học sinh, với bà con dân bản để sau này bà con có thể biết đọc, biết viết, dùng con chữ phục vụ cho cuộc sống thường nhật cũng như trong các thủ tục hành chính”.

Giờ học của các em học sinh tại một trường bán trú ở huyện vùng cao Phước Sơn
Giờ học của các em học sinh tiểu học tại một trường bán trú ở huyện vùng cao Phước Sơn

Hôm nay, cái chữ đã về với làng Công Tơ Rang và các chương trình phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhanh chóng đến với người dân. Bây giờ, cán bộ thôn, xã, huyện không còn phải mất nhiều thời gian để triển khai các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Bhnong ở làng Công Tơ Rang, bởi bà con đã có cái chữ của thầy Vương trong đầu nên hiểu nhanh, thông tư tưởng sớm.  

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 19:17, 22/11/2024
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 18:50, 22/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 17:59, 22/11/2024
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 17:25, 22/11/2024
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:53, 22/11/2024
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 16:52, 22/11/2024
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:49, 22/11/2024
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 16:46, 22/11/2024
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 16:39, 22/11/2024
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.