Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khá tiến bộ; cùng với đó là những chính sách thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những kết quả đạt được bước đầu về bình đẳng giới đã làm bức tranh tăng trưởng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi thêm toàn diện hơn.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dân tộc Mông có nhiều nhóm ngành, trong đó, người Mông xanh có dân số rất ít hiện sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghề se lanh, dệt vải. Hiện nay, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó có mục tiêu hỗ trợ phục hồi, phát huy giá trị trang phục truyền thống trong đồng bào.
Văn Bàn là một trong những huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy phát triển đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc thù. Để bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn với mục tiêu sử dụng nguồn lực đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.
Xã hội -
Hoàng Anh -
07:45, 01/11/2022 Sơn La là tỉnh vùng cao Tây Bắc, có đường biên giới dài hơn 270 km, tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào. Trong những năm kháng chiến, Nhân dân 2 bên biên giới đã cùng nhau sát cánh, chung một chiến hào đánh giặc ngoại xâm. Hôm nay, trên con đường dựng xây quê hương đất nước, Nhân dân các dân tộc Lào và Việt Nam ở biên giới tỉnh Sơn La lại cùng nhau san sẻ những khó khăn, quyết tâm bồi đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt - Lào bằng những việc làm cụ thể, đầy tính nhân văn.
Kinh tế -
Bùi Chiến -
07:37, 01/11/2022 Huyện Than Uyên (Lai Châu) sở hữu cánh đồng Mường Than, là một trong những cánh đồng lớn của khu vực Tây Bắc. Người dân nơi đây có trình độ canh tác cao, là một trong những địa phương đã gặt hái nhiều trái ngọt, mùa vàng sau mỗi vụ sản xuất. Sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, cung ứng ra thị trường, nâng cao giá trị nông sản, là một trong những định hướng đúng để Than Uyên đánh thức tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp.
Với lòng đam mê văn hóa dân tộc, những năm qua, ông Danh Bê (SN 1955) ở ấp Hòa Thiện, xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) đã dành nhiều tâm huyết cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer. Ông đã tập hợp con cháu trong dòng tộc, phum sóc để hình thành đội văn nghệ Khmer, thường xuyên đi biểu diễn tại địa phương và cấp toàn quốc.
Đại bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện có nhu cầu rất lớn trong tiếp cận chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nhất là trong giai đoạn các địa phương đồng thời thời triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, với những cơ chế, chính sách mới. Để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao thì việc tăng cường sử dụng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên là người DTTS, hoặc biết tiếng DTTS được xem là giải pháp hiệu quả.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) sau khi ra đời, đã đảm đương sứ mệnh lịch sử. Sau hơn 10 năm thực hiện, Nghị định đã định hướng tổ chức thực hiện hệ thống chính sách dân tộc (CSDT) một cách thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 là văn bản pháp lý cao nhất về công tác dân tộc. Với việc thực hiện hiệu quả 13 nhóm chính sách trong Nghị định, đã góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc trong tình hình mới, Ủy ban Dân tộc đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, với kỳ vọng tạo đột phá cho lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TX. Phú Mỹ và một số ít tại TP. Bà Rịa. Qua thời gian, chỉ còn một số nơi duy trì các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo… Trước thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh đã quyết tâm phục dựng văn hóa Chơ Ro qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.
Vượt 40km từ thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đến chân đập chính của thủy điện Sông Tranh, rồi men theo hữu ngạn của sông trên những triền núi cao để về xã Trà Bui trên con đường đầy ổ gà, quanh co- một quãng đường không dễ dàng với chúng tôi. Thế nhưng, khi gặp bà Hồ Thị Don, lắng nghe tiếng hát dân ca trong trẻo của người phụ nữ 71 tuổi chúng tôi biết rằng, đây thực sự là một hành trình đáng giá khi được gặp nhân vật đặc biệt này.
Y tế, giáo dục là hai trụ cột của dịch vụ cơ bản, đồng thời là chỉ tiêu để đánh giá bình đẳng trong tăng trưởng toàn diện. Với hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bộ được triển khai trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục, y tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc.
Ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Bi được biết đến là người có tài đan lát giỏi nhất nhì làng. Ông còn là bậc thầy trong việc đánh và truyền dạy lại các bài chiêng truyền thống, từ đó đóng góp vào công cuộc giữ gìn văn hóa dân tộc ở vùng Đông Trường Sơn.
Suốt nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách quan tâm đến đồng bào DTTS, đặc biệt là nữ DTTS, nữ cán bộ DTTS. Trong điều kiện đó, Lai Châu tiếp tục thực hiện hiệu quả, nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác cán bộ đối với nữ cán bộ là người DTTS, đặc biệt ở vùng biên giới, khó khăn.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
19:43, 31/10/2022 Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong năm học vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên… Do vậy, ngành Giáo dục Bảo Lạc đã vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành tốt công tác giáo dục cho vùng khó.
Sáng ngày 31/10 tại tỉnh Hà Giang, đã diễn ra Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2020 - 2022
Không chỉ giảm nghèo ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, mà Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong bảo đảm bình đẳng trong thu nhập đối với đồng bào DTTS. Kết quả này cho thấy, sự toàn diện trong tăng trưởng vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta.
Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã dồn nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ đó, diện mạo của vùng này đã có nhiều thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, giữa miền núi và miền xuôi của tỉnh vẫn còn khoảng cách khá lớn. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chương trình sẽ tiếp thêm động lực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đưa miền núi dần tiến kịp với miền xuôi.
Mới đây, Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), phối hợp với UNICEF Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông qua việc bổ sung nhiều kiến thức pháp luật, kỹ năng truyền thông thiết thực, bổ ích cho các tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và Người có uy tín trong cộng đồng tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Qua đó, đã nhận được tín hiệu tích cực trong công tác phổ biến kiến thức pháp luật trong đồng bào DTTS Tây Nguyên từ những "cầu nối" hữu hiệu này.