Ngoài lưu giữ, phát triển bài thuốc gia truyền Ama Kông và nhân giống nhiều cây thuốc quý, thầy thuốc Khăm Phết Lào, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn có tấm lòng lương thiện, chia sẻ khó khăn với người nghèo. Đến nay, ông đã xây dựng hàng chục căn nhà cho những gia đình đồng bào DTTS nghèo, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn chữa bệnh, vươn lên phát triển kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ nhiều suất học bổng cho học sinh DTTS.
Trong 2 ngày 27 - 28/10, tại Tp. Pleiku, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 200 học viên là đồng bào DTTS, Người có uy tín, Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn và các ban, ngành đoàn thể, chức sắc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/10, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và thăm, tặng quà đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Cùng với báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, phát triển nhanh vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với tỷ lệ 98,13% người dân trên địa bàn đặc biệt khó khăn biết đến Chương trình 135 cho thấy sức lan tỏa của Chương trình; từ đó phát huy tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135.
Hàng vạn công trình hạ tầng được đầu tư; hàng triệu hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất; số tiền chi sai mục tiêu của Chương trình bằng 0,05 % tổng vốn đầu tư, ít nhất trong các chương trình đã được kiểm toán. Đây là kết quả từ sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện Chương trình 135, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và tin tưởng.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
10:30, 26/10/2022 Chiều 26/10, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
LTS: Tăng trưởng toàn diện là một giai đoạn trên con đường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ một nước nghèo, thu nhập thấp, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã từng bước triển khai chiến lược tăng trưởng toàn diện, bao trùm mọi vùng miền, trong đó có sự ưu tiên vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng toàn diện của vùng đồng bào DTTS và miền núi, ở 3 trụ cột đo lường chính (kinh tế, bình đẳng, điều kiện sống và an sinh xã hội), là bằng chứng đanh thép bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch về chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kinh tế -
Nguyệt Anh -
08:20, 25/10/2022 Ngày 24/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã ban hành thông báo khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia xây dựng kế hoạch, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 (Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi), giai đoạn I (2021- 2025).
Công tác Dân tộc -
Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc -
20:05, 24/10/2022 LTS: Lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc hiện nay đã thay đổi cơ bản về cách tiếp cận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đó là việc chuyển dần từ các chính sách mang tính chất hỗ trợ sang đầu tư phát triển. Các nội dung đầu tư được thiết kế nhằm tạo ra những tác động trực tiếp để các địa phương đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Do đó, công tác truyền thông cũng cần đổi mới tư duy, cải tiến phương thức để đưa thông tin đến đúng đối tượng, kịp thời, chính xác, vì lợi ích của đồng bào vùng DTTS và miền núi.
LTS: Trải qua 20 năm xây dựng và Phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, của vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Báo là phương tiện chuyển tải hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời là kênh tuyên truyền, vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cả hệ thống chính trị. Với đồng bào, Báo là người bạn đồng hành, có tiếng nói vừa ân tình, vừa sâu sắc trong quá trình tăng cường củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
LTS: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được phê duyệt tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg (Chương trình 135). Sau hơn 20 năm (1998 – 2020), qua 3 giai đoạn triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, huy động được nguồn lực tối đa và được đồng bào các DTTS hưởng ứng tích cực, Chương trình 135 đã trở thành một thương hiệu về giảm nghèo của Ủy ban Dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nhìn lại những dấu ấn trong thành tựu chung của Chương trình, là việc cần thiết để có thêm kinh nghiệm thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, mà trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Ngày 23/10, tại An Giang, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo cho 150 cán bộ Đoàn tỉnh An Giang.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
09:00, 22/10/2022 Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025), tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng 7 DTTS của tỉnh gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, H’rê.
Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa X, Kỳ họp thứ sáu đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND Quy định về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 21/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham gia Hội thảo có đại biểu đại diện Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia - Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo một số sở ban ngành của tỉnh, huyện và 70 đại biểu đại diện các xã, các hộ kinh doanh, các hợp tác xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trong 2 ngày (19-20/10), Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật khu vực phía Nam (gồm 6 tỉnh) tại tỉnh Bình Thuận.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu và yếu. Mặc dù vùng đồng bào DTTS đã nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chương trình, chính sách dân tộc, nhưng điều kiện môi trường, đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi 2021-2030 (gọi tắt là CTMTQG) trên tất cả các lĩnh vực, được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung hoàn thiện thủ tục giải ngân nguồn vốn với mục tiêu đạt 100% kế hoạch giao năm 2022.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều nỗ lực, cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ chế, chính sách mang tính nền tảng, tạo hành lang thông thoáng để Chương trình nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, mang lại lợi ích cho Nhân dân.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người, năm 2022.