Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình của một thương hiệu quốc tế về giảm nghèo: Chương trình của “ý Đảng, lòng dân” (Bài 1)

Khánh Thi - 10:45, 24/10/2022

LTS: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được phê duyệt tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg (Chương trình 135). Sau hơn 20 năm (1998 – 2020), qua 3 giai đoạn triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, huy động được nguồn lực tối đa và được đồng bào các DTTS hưởng ứng tích cực, Chương trình 135 đã trở thành một thương hiệu về giảm nghèo của Ủy ban Dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nhìn lại những dấu ấn trong thành tựu chung của Chương trình, là việc cần thiết để có thêm kinh nghiệm thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, mà trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Chương trình 135 góp phần làm thay đỏi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chương trình 135 góp phần làm thay đổii diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chương trình 135 lần đầu tiên được phê duyệt trong bối cảnh tình hình KT - XH của nước ta vô cùng khó khăn. Thực hiện nguyên tắc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước ta đã quyết tâm ưu tiến bố trí nguồn lực để thực hiện một chương trình giảm nghèo dài hơi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, được đồng bào các dân tộc ghi nhận.

Quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 1998, tình hình KT - XH của nước ta chịu tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Thái Lan lan sang Hàn Quốc, Indonesia,... Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995 - 1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77%; lạm phát năm 1997 ở mức 3,6%, năm 1998 tăng lên mức 9,2%;...

Quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo không chỉ là ý chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà đã trở thành suy nghĩ của từng hộ nghèo. Nhờ đó, năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).

Mặc dù gặp vô vàn khó khăn nhưng công tác giảm nghèo vẫn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, nhờ đó đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều người nghèo ở vùng khó khăn được hưởng thành quả của chương trình xoá đói giảm nghèo (XĐGN) đã thoát khỏi ngưỡng nghèo; hộ nghèo về lương thực thực phẩm có xu hướng giảm xuống. Tính chung toàn quốc, tỷ lệ hộ nghèo năm 1999 là 13,33%, giảm hơn so các năm trước (năm 1993: 19,99%; 1994: 17,81%; 1995: 16,5%; 1996: 15,7%; 1997-1998: 14,98%).

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy hộ đói nghèo giảm, nhưng tình trạng phân hoá giàu nghèo trong dân cư vẫn có xu hướng gia tăng cả ở khu vực thành thị, nông thôn. Đặc biệt, về thu nhập của người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi có một khoảng cách rất xa so với các vùng khác trên cả nước.

Kết quả điều tra đời sống - kinh tế hộ gia đình năm 1999 ở 61 tỉnh/thành phố của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân cả nước lúc đó là 295 nghìn đồng/người/tháng. Vùng có thu nhập bình quân cao nhất là Đông Nam bộ, đạt 527,8 nghìn đồng/người/tháng. Các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống thì có thu nhập bình thấp hơn bình quân cả nước (Trung du miền núi phía Bắc là 210 nghìn đồng/người/tháng; Bắc Trung Bộ là 212,4 nghìn đồng/người/tháng; Duyên hải Nam Trung Bộ là 252,8 nghìn đồng/người/tháng;…).

Thực tế đó đã thôi thúc quyết tâm XĐGN, nâng cao thu nhập ở các địa bàn “lõi nghèo” của cả hệ thống chính trị. Dẫu nguồn lực còn hạn chế, lại phải ứng phó với khủng hoảng kinh tế nhưng trong năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 02 chương trình XĐGN có tính chất bao trùm. 

Ở góc độ cả nước, đó là Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 - 2000 theo Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23/7/1998. Ở góc độ vùng là Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg (Chương trình 135).

Chương trình 135 đã huy động được nguồn lực lớn từ Nhân dân. (Ảnh minh họa)
Chương trình 135 đã huy động được nguồn lực lớn từ Nhân dân. (Ảnh minh họa)

Từ đây, công cuộc XĐGN ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta, thực sự bứt phá. Một hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xuyên suốt là Chương trình 135, đã được ban hành, triển khai. Tính đến hết tháng 10/2020, toàn vùng có 118 chính sách đang có hiệu lực thi hành.

Tại buổi công bố Báo cáo “Đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 - Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp” tổ chức ngày 28/4/2022 tại Hà Nội, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khẳng định, Việt Nam đã đạt được những tiến triển chưa từng có về KT - XH trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ qua kể từ sau khi kết thúc chiến tranh. Tăng trưởng ở Việt Nam nhìn chung có tính chất bao trùm, do những cải thiện về phúc lợi đạt được trên toàn bộ phân bố kinh tế hộ gia đình. Sự thoát nghèo diễn ra đồng đều ở hầu hết các nhóm, và nhiều gia đình thoát nghèo chỉ trong vòng một thế hệ.

Chương trình của lòng dân

Theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, Chương trình 135 giai đoạn I (1999 - 2005) được bắt đầu từ 1.000 xã nghèo nhất thuộc 91 huyện (trong đó có 43 huyện trọng điểm đặc biệt khó khăn) của 31 tỉnh (trong đó có 7 tỉnh trọng điểm đặc biệt khó khăn). Chương trình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến 422.802 hộ/2.573.845 khẩu, đại đa số là đồng bào DTTS.

Trong giai đoạn này, Chương trình tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển KT – XH. Sau 7 năm triển khai thực hiện, tính đến năm 2005, Chương trình 135 đã xây dựng được 20.026 công trình hạ tầng, hoàn thành 300 trung tâm cụm xã đưa vào sử dụng, hoàn thành trên 50.000km đường các loại, 96% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã.

Hợp phần hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135 giúp hàng triệu hộ đồng bào DTTS có sinh kế ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Hợp phần hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135 giúp hàng triệu hộ đồng bào DTTS có sinh kế ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp nối thành công của giai đoạn I, Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai thực hiện từ năm 2006 – 2010; trọng tâm là hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, nâng cao mức sống của người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

 Trong giai đoạn này, Chương trình đã xây dựng 4.125 mô hình phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp; xây dựng trên 12.000 dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở… Chương trình được triển khai thực hiện trên 1.848 xã và 3.274 thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II.

Trong giai đoạn III (2011 – 2020), Chương trình 135 có sự thay đổi so với hai giai đoạn trước. Chương trình không chỉ đầu tư, hỗ trợ phát triển KT - XH mà còn tập trung vào giảm nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS; giảm chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong cả nước.

Sau hơn 20 năm triển khai, Chương trình 135 đã trở thành một thương hiệu về giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đặc biệt, các nhà tài trợ ngân sách cho Chương trình (Ngân hàng Thế giới, Phần Lan, Irelan, AusAid, EC, UNDP...) đánh giá đây là chương trình giảm nghèo toàn diện nhất của Việt Nam, là mô hình học tập của các quốc gia nghèo.

Như chia sẻ của ông Matthew Wai-Poi, chuyên gia kinh tế chính thuộc Ban Nghèo và Bình đẳng của Ngân hàng Thế giới tại buổi công bố Báo cáo “Đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 - Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp” tổ chức ngày 28/4/2022, rằng: “Chương trình nghị sự về nghèo đói và bình đẳng không còn chỉ là nâng cao mức sống tối thiểu và giải quyết tình trạng nghèo kinh niên, mà còn là tạo ra hướng kinh tế mới và bền vững cho một nhóm dân cư có khát vọng cao hơn”.

Chương trình 135 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sóng vật chất và tình thần cho người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn.
Chương trình 135 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sóng vật chất và tình thần cho người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, qua kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Chương trình 135 là chương trình thu hút được sự tham gia sâu rộng nhất của người dân trong quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và giám sát. Năm 2008, số liệu điều ra của Kiểm toán Nhà nước tại 10 tỉnh, qua phát phiếu và phỏng vấn 2.083 người dân cho thấy, 98,13% người dân được biết có Chương trình 135 đầu tư cho xã; 86% người dân được hỏi ý kiến khi dự án được đầu tư; 94% người dân cho rằng công trình, dự án của Chương trình 135 được đầu tư là hợp lý; 95% người dân đánh giá công trình 135 đầu tư sử dụng đúng mục đích; 70% người dân được tham gia học tập về Chương trình; 97% người dân cho rằng nên kéo dài thời gian thực hiện Chương trình 135…

Hợp lòng dân nên ngoài ngân sách Nhà nước và tài trợ quốc tế, dù triển khai ở địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng Chương trình 135 đã huy động được nguồn lực lớn từ Nhân dân. Giai đoạn 2011 - 2020, theo Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, đóng góp của người dân trong xây dựng các công trình hạ tầng Chương trình 135 đạt 799,896 tỷ đồng.

Trước đó, trong giai đoạn II, theo Báo cáo số 49/BC-CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ, bình quân mức đóng góp của dân chiếm từ 10 - 15 % tổng mức đầu tư các công trình, dự án. Điển hình là các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Cá biệt có công trình cộng đồng đóng góp trên 50% giá trị (một số công trình nhà sinh hoạt công đồng của Yên Bái). Người dân đóng góp chủ yếu bằng ngày công lao động, hiến đất xây dựng công trình, vật liệu khai thác tại chỗ,...

Chương trình 135 trở thành một thương hiệu về giảm nghèo, được Nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và được nhiều Chính phủ, tổ chức quốc tế đến tham quan, học tập là nhờ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, ít thất thoát nhất, hiệu quả nhất. Đây là kinh nghiệm cần được đúc rút để thực thi chính sách dân tộc trong giai đoạn 2021 - 2025.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn dẫn đến tiến độ giải ngân chậm. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng và đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 13 phút trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 20 phút trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 26 phút trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 29 phút trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 31 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...