Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022, tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Trong vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mới . Bằng những hành động thiết thực, hiệu quả, họ chính là những hạt nhân xây dựng thế trận lòng dân, khối đại đoàn kết, củng cố lòng tin của người dân vào Đảng và chính quyền.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi: Phân định miền núi, vùng cao và phân định theo trình độ phát triển. Việc áp dụng các bộ tiêu chí này đã gây ra nhiều hệ lụy chồng chéo, lộn xộn, rất bất cập trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc, miền núi.
Thời sự -
Hoàng Ngọc –Thanh Huyền -
21:12, 03/10/2022 Chiều 3/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã họp Phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, năm 2022.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.289 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã khẳng định vai trò "cầu nối" giữa đồng bào với các cấp ủy, chính quyền; tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời, họ cũng là người gương mẫu, đi đầu trong các phong trào. Đặc biệt, Người có uy tín ở vùng biên còn là những nhân tố quan trọng xây dựng “lũy thép” bảo vệ phên giậu biên cương của Tổ quốc.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các sở, ngành trên địa bàn tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuộc Tiểu dự án 4 - Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG).
Tin tức -
Hoàng Quý -
15:33, 26/09/2022 Ngày 26/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa ký ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 15/8/2022 về việc Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh An Giang giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025).
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch số 1704/KH-UBND truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 23/9, tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng Cẩm nang số hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Chiều 22/9, tại Tp. Cao Bằng, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng năm 2022, thuộc nội dung số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Tin tức -
Mai Hương -
17:00, 21/09/2022 Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, tại Phiên họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách Xã hội thường kỳ quý III/2022, diễn ra sáng 21/9, tại Hà Nội. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội Nguyễn Thị Hồng chủ trì phiên họp.
Tại các tỉnh vùng cao, mô hình trường học gắn với thực tiễn đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho các em. Mô hình trường học nông trại ở Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung là một điểm sáng, Nhà trường không chỉ chú trọng phát triển kỹ năng sống mà còn là cánh tay nối dài giúp phụ huynh học sinh phát triển kinh tế địa phương.
Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Lê Xuân Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới và thị xã Hương Trà để trực tiếp nắm tình hình, phổ biến và hướng dẫn các xã về công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình mục tiêu quốc gia).
Đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả tỉnh; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn… đó là những mục tiêu cơ bản tỉnh Ninh Thuận hướng tới, trong Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 13/9, ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký và ban hành, kế hoạch bố trí gần 60 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Từ ngày 26/8- 8/9/2022, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức tập huấn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Tỉnh Hòa Bình đang quyết tâm, nỗ lực cao nhất để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG). Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Trong Chương trình có 2 dự án thành phần phát triển làng nghề cho đồng bào DTTS; tuy nhiên, còn có những băn khoăn khi mà các dự án thành phần trong Chương trình vẫn còn mang tính “cào bằng”, chưa tính đến đặc thù của từng nghề cụ thể.