Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình của một thương hiệu quốc tế về giảm nghèo: Khẳng định vai trò truyền thông (Bài cuối)

Khánh Thi - 11:31, 27/10/2022

Với tỷ lệ 98,13% người dân trên địa bàn đặc biệt khó khăn biết đến Chương trình 135 cho thấy sức lan tỏa của Chương trình; từ đó phát huy tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135.

Báo Dân tộc và Phát triển là một mũi chủ công trong tuyên truyền Chương trình 135 suốt 20 năm qua. (Ảnh: Ban Dân tộc Phú Yên)
Báo Dân tộc và Phát triển là một mũi chủ công trong tuyên truyền Chương trình 135 suốt 20 năm qua. (Ảnh: Ban Dân tộc Phú Yên)

Tăng cường truyền thông

Từ khi bắt đầu (năm 1998) cho đến nay, Chương trình 135 là chương trình được triển khai ở địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đại đa số các xã, thôn bản nằm trong diện đầu tư của Chương trình đều có cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều xã chưa ‘phủ” điện lưới, nhiều thôn bản chưa có đường; hệ thống thông tin liên lạc gần như là con số “Không”.

Bởi vậy, để người dân nắm bắt chủ trương, chính sách là rất khó khăn; hơn nữa, tại địa bàn đặc biệt khó khăn không chỉ có Chương trình 135 mà còn có rất nhiều chương trình, dự án khác triển khai cùng lúc. Vậy nhưng, ngay tại thời điểm năm 2008, qua khảo sát ngẫu nhiên 2.083 người tại các địa bàn triển khai Chương trình 135 tại 10 tỉnh, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, có 98,13% người biết đến Chương trình.

Trong các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, được triển khai từ năm 2002 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc; Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam đã khẳng định được vị thế là tờ báo chính thống tuyên truyền về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Báo cũng là mũi chủ công trên mặt trận tuyên truyền Chương trình 135 trong 20 năm qua, góp phần vào thành công của một thương hiệu giảm nghèo của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau khi kết thúc giai đoạn II (2006 – 2010), Chính phủ đã đúc kết thành công này, là nhờ công tác tuyên truyền, vận động về Chương trình được chú trọng thực hiện từ Trung ương tới cơ sở. Tại thời điểm năm 2010, Báo cáo số 49/BC-CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ về Kết quả chỉ đạo, thực hiện xoá đói giảm nghèo qua Chương trình 135; việc quản lý, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 – 2010, đã đánh giá rất cao vai trò của truyền thông trong Chương trình 135.

“Chương trình 135 là chương trình đầu tiên xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện, thể hiện mức độ quan tâm đến tuyên truyền, vận động đối với Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể và cộng đồng cùng cố gắng, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo; tăng cường sự công khai, minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở trong thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, của Chương trình nói riêng”, Báo cáo số 49/BC-CP khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác truyền thông Chương trình 135, được thực hiện thông qua nhiều hình thức. Trong đó, có hình thức thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã, các nơi đông người. Chủ trương, chính sách về Chương trình cũng được chuyển tải đến người dân vùng sâu, vùng xa thông qua Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng; qua Dự án trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật. Đây đều là những hơp phần cấu thành của Chương trình 135 trong suốt hơn 20 năm triển khai, qua 3 giai đoạn thực hiện.

Thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách Chương trình 135.
Thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách Chương trình 135.

Đặc biệt, kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135, là các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, được triển khai từ năm 2002 đến nay. Theo đánh giá của Chính phủ, cùng với tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các cơ quan báo chí đã tăng cường truyền tải thông tin về các hoạt động, kết quả, đối tượng hưởng lợi của Chương trình 135 đến cán bộ các cấp, các ngành, người dân và cộng đồng quốc tế, góp phần quan trọng trong đổi mới công tác quản lý, điều hành, huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực của xã hội, của cộng đồng quốc tế cho Chương trình.

Kế thừa và phát triển

Chương trình 135 là điển hình của hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, là thương hiệu về giảm nghèo của Ủy ban Dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 

Sau hơn 20 năm triển khai, thành quả của Chương trình, không chỉ làm nền tảng để triển khai các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016 – 2020, mà còn là những kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong 5 năm, 10 năm tới.

Các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135. (Kiểm tra công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển tại xã khu vực III Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)
Các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135. (Kiểm tra công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển tại xã khu vực III Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)

Theo Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020 của Ủy ban Dân tộc về kết quả rà soát chính sách pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, toàn vùng có 48 chính sách được triển khai thực hiện; có 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng đồng bào DTS và miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia). Chương trình 135 là một trong 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong các cuộc họp của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh lưu ý, đây là lần đầu tiên có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; bên cạnh 27 chính sách được tích hợp thì Chương trình có nhiều chính sách mới, với những quy trình, quy định mới.

 Do đó, công tác tuyên truyền, vận động để cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc nắm bắt được, từ đó tích cực, chủ động tham gia Chương trình là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, để đưa thông tin đến đúng đối tượng, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, vì lợi ích của đồng bào DTTS.

Phản ánh các mô hình kinh tế hiệu quả để tạo sức lan tỏa là một nội dụng trọng tâm trong truyền thông chính sách dân tộc. (Trong ảnh: Phóng viên tìm hiểu mô hình trồng rau trong nhà kính của nông dân Nhật Bản triển khai tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)
Phản ánh các mô hình kinh tế hiệu quả tạo sức lan tỏa, là một nội dụng trọng tâm trong truyền thông chính sách dân tộc. (Trong ảnh: Phóng viên tìm hiểu, viết bài về mô hình trồng rau trong nhà kính của nông dân Nhật Bản triển khai tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)

Từ kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 và một số chương trình, dự án khác, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng chiến lược truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia một cách bài bản tại Quyết định số 495/QĐ-UBDT, ngày 28/7/2022. Sau đó, các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025.

Trong Quyết định số 495/QĐ-UBDT, ngày 28/7/2022, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu, công tác truyền thông phải bám sát đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, phổ biến kịp thời những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung có liên quan khác đến người dân và được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia, phản hồi của người dân trên địa bàn thực hiện Chương trình MTQG. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức triển khai; đa dạng hóa hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia.

10 Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2023; giai đoạn I: 2021 – 2025 được phê duyệt tại Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 gồm 10 Dự án thành phần:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực công tác dân tộc.

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn dẫn đến tiến độ giải ngân chậm. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng và đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 3 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) xảy ra vụ việc 7 thanh thiếu niên bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 2 em hiện vẫn đang mất tích.
Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Thứ trưởng Y Thông đã tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận. Đoàn công tác gồm 21 đại biểu, do ông Nguyễn Ngọc Thịnh - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn. Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn dẫn đến tiến độ giải ngân chậm. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng và đồng bào các DTTS.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại khu giãn dân thôn Mỹ Hiệp, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm nhà dột nát huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 18 hộ đồng bào dân tộc Raglay xã Mỹ Sơn thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nhựt, Bí thư Huyện ủy Ninh Sơn cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn.