Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

PV - 16:16, 21/10/2022

Những năm qua, thực hiện chương trình giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập, các xã vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước vươn lên để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Thể hiện rõ nhất là các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào DTTS đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào.

Đồng bào DTTS có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã
Đồng bào DTTS có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã

Tính đến đầu tháng 10/2022, tất cả các xã vùng đồng bào DTTS của tỉnh có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; 100% xã được phủ sóng truyền hình, truyền thanh và 95% hộ có phương tiện nghe nhìn; 98% hộ được sử dụng lưới điện quốc gia, có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có mạng Internet đến thôn.

Các xã vùng đồng bào DTTS hiện có hơn 400 sinh viên đang theo học các trường đại học, trung học, cao đẳng. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS đến đầu tháng 10/2022 giảm còn 3,64%, giảm 1,09% so với năm 2021. Thu nhập bình quân người dân ở các xã thuần đồng bào DTTS đạt 21,07 triệu đồng/người/năm.

Có được kết quả đó, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ từ các ngành Trung ương và các chính sách đặc thù của địa phương, còn có sự nỗ lực của đồng bào. Đó là làm tốt trong giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện toàn tỉnh có 2.379 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ trên 86.179,42 ha rừng (bình quân 36,3 ha/hộ) với kinh phí chi trả hàng năm cho đồng bào DTTS trên 20,3 tỷ đồng. Từ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân; tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép được hạn chế.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có chính sách giải quyết đất sản xuất cho 14.279 hộ đồng bào DTTS với hơn 15.281,08 ha (bình quân 1 ha/hộ). Phần lớn đất cấp được đồng bào đưa vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ, đa dạng các mô hình sản xuất hiệu quả giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Phát triển kinh tế hộ, đa dạng các mô hình sản xuất hiệu quả giúp người dân vươn lên thoát nghèo
Phát triển kinh tế hộ, đa dạng các mô hình sản xuất hiệu quả giúp người dân vươn lên thoát nghèo

Mặt khác, các ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng gắn với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Hướng dẫn đồng bào ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trồng trọt theo hướng sản xuất an toàn sinh học, bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm chất lượng và an toàn nông sản. Đặc biệt là các địa phương vùng miền núi đã thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su như: Thực hiện đề án “Tái canh cây cao su” trên diện tích 250,84 ha. Đầu tư hạ tầng để tăng khả năng vận tải, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS, phấn đấu đến cuối năm 2022 giảm 1,5% hộ nghèo và đến năm 2030 mức giảm hộ nghèo hàng năm đạt từ 1,5 - 2%; thu nhập bình quân đạt 35 - 40 triệu đồng/người/năm; 99,5% hộ sử dụng điện lưới quốc gia và 98% gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh… các ngành liên quan cần thực hiện tốt các giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất sản xuất đã cấp cho đồng bào DTTS.

Song song đó, xem xét, giải quyết đất cho đồng bào chưa có đất sản xuất hoặc còn thiếu đất sản xuất, gắn với đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp trên từng địa bàn. Duy trì và phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào DTTS, gắn với nghiên cứu thực hiện chính sách hưởng lợi từ rừng và thực hiện các đề án “Lâm nghiệp xã hội” với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Qua đó tạo việc làm, thu nhập cho hộ đồng bào nhận khoán quản lý, bảo vệ và tham gia vào quá trình phân công sản xuất theo chuỗi giá trị.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 5 giờ trước
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 8 giờ trước
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 9 giờ trước
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 10 giờ trước
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 10 giờ trước
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 11 giờ trước
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.