Với dân làng Bot Grek, xã Hnol, huyện Đak Đoa (Gia Lai), già làng Đôih có công đầu trong việc tạo nên cánh đồng Bơ Nan rộng 20 ha để trồng lúa nước 2 vụ. Và suốt 15 năm qua, ông luôn là “thủ lĩnh” tinh thần, động viên người dân đoàn kết, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên.
Đồng hành với lực lượng chức năng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở vùng DTTS, miền núi là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng những “chiến sĩ” ấy vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng bảo vệ “vùng xanh” để cuộc sống trở lại bình thường.
Bóng núi như ngả dài về phía làng Cheng Tông (thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Sau cơn mưa ngày hôm trước, ánh nắng xuyên qua mái nhà làng Xơ Đăng, nơi chúng tôi đang ngồi nhìn về phía trường học dưới chân núi. Những đứa trẻ hồn nhiên trở về nhà, từng bàn chân nhỏ bé bước nhanh về phía những chiếc xe máy chờ sẵn…
Liên tục 10 năm liền được bầu là trưởng thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), bà Hà Thị Tự, dân tộc Mường, sinh năm 1961 luôn được bà con dân làng tin tưởng nghe và làm theo.
Gia đình Trưởng thôn Tả Thồ 1 Lồ Seo Lử là hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã Hoàng Thu Phố, với mức thu nhập 70-100 triệu đồng/năm từ nuôi trâu vỗ béo, nuôi lợn đen, gà đen địa phương; trồng ngô, lúa và trồng cây cây thông, cây quế. Ông là Người có uy tín tiêu biểu tại địa phương có nhiều đóng góp thiết thực trong công tác vận động Nhân dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, đẩy lùi vấn nạn tảo hôn, tiên phong đi đầu trong phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Bị Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Bác Ái (Ninh Thuận) tuyên phạt 4 năm tù giam, là cái giá mà Katơr Kinh, dân tộc Raglay ở thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình phải trả cho tội “Hủy hoại rừng” vào năm 2011. Tưởng chừng cú vấp ngã này sẽ đánh gục chàng trai Raglay. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi bản thân, anh đã được trả tự do trước thời hạn 2 năm. Trở về, Katơr Kinh năng nổ làm nhiều việc tốt và có nhiều đóng góp cho địa phương nên được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn.
Xã hội -
HOÀI DƯƠNG -
10:37, 08/10/2019 Dù mới chỉ 23 tuổi nhưng Giàng A Tu, dân tộc Mông, ở thôn Nà Phại, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã có nhiều việc làm thiết thực vì lợi ích của bà con trong thôn nên được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín, Trưởng thôn và là đại biểu HĐND xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, vùng Thài Khao, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi lên với nhiều toán cướp hoành hành. Đời sống bà con người Mông, Dao nghèo đói với tệ nạn cờ bạc và hủ tục. Lý Văn Quyền khi ấy 30 tuổi được bầu làm trưởng thôn và hành trình đưa Thài Khao bước qua màn sương mù thoát khỏi cuộc sống đói nghèo bắt đầu từ đấy…
Giản dị, mộc mạc và đầy tâm huyết với công tác thôn, xóm là những gì dễ nhận thấy ở ông Lý Văn Phủ (SN 1963), Trưởng thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, một Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Ba Vì (Hà Nội).
Làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum có một thời chìm trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng những năm gần đây, Đăk Mế đã có một cuộc “lột xác”kỳ diệu. Sự đổi thay này của Đăk Mế không thể không kể đến những đóng góp của trưởng thôn Thao Lợi.
Với quyết tâm, ý chí vượt khó và sự nhiệt tình trong công tác xã hội, anh Vương Văn Cường (sinh 1982), dân tộc Dao ở thôn Tân Sơn, xã Minh Tân (Vị Xuyên, Hà Giang) được nhiều người biết đến là Trưởng thôn tận tụy, gương mẫu với công việc.
Vận động nhân dân làm và mở rộng hơn 5 km đường liên thôn; kêu gọi kéo đường điện dài 4 km đưa điện đến từng nhà dân; thay đổi nếp sống với việc ăn sạch, ở sạch; vận động nhân dân phát triển kinh tế..., đó là những việc mà chàng thanh niên Giàng A Thào, sinh năm 1993 đã và đang làm kể từ khi được bầu làm Trưởng thôn Lùng Thoá, xã Minh Sơn (Bắc Mê, Hà Giang).
17 năm nghiện ngập, hai lần đi cai nghiện tập trung với quyết tâm xa rời “cái chết trắng”, năm 2004, anh Nguyễn Trung Thành, thôn Cát Lem, xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) quyết tâm đi cai nghiện và anh đã thành công. Trở về cộng đồng, anh Thành được chính quyền tạo việc làm, được bà con trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn từ năm 2013 đến nay.
“Trước kia, để đặt chân xuống chợ huyện, với nhiều người dân Tả Củ Tỷ là cả một “mơ ước xa vời”, bởi riêng thời gian đi lại cũng phải mất cả nửa ngày đường. Đó là chưa kể đường đi, lối lại khó khăn; đường đất rậm rạp lau sậy, giống như đầm lầy sau trận mưa gió…”, Trưởng thôn Sảng Mào Phố- Đặng Văn Học chia sẻ.
Gần chục năm làm trưởng thôn, bằng sự nhiệt tình, năng nổ với công việc anh Lý Seo Kính luôn giữ trọn lòng tin yêu của bà con ở thôn Khao B, xã Điện Quang, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.