Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đưa Thài Khao bước qua nghèo đói

PV - 11:03, 21/09/2018

Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, vùng Thài Khao, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi lên với nhiều toán cướp hoành hành. Đời sống bà con người Mông, Dao nghèo đói với tệ nạn cờ bạc và hủ tục. Lý Văn Quyền khi ấy 30 tuổi được bầu làm trưởng thôn và hành trình đưa Thài Khao bước qua màn sương mù thoát khỏi cuộc sống đói nghèo bắt đầu từ đấy…

Thài Khao Ông Lý Văn Quyền, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thài Khao, xã Yên Lâm (Hàm Yên) tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho người dân trong thôn.

Từ chuyện bắt cướp, đuổi tệ nạn

Thài Khao là thôn xa nhất xã Yên Lâm, giáp với 12 thôn của 3 xã thuộc 2 tỉnh Hà Giang, Yên Bái. Đầu năm 1990, các hộ người Mông, Dao từ Vị Xuyên (Hà Giang) về đây sinh sống, trong đó có gia đình Lý Văn Quyền. Là người duy nhất trong bản biết chữ nên bà con tín nhiệm bầu Lý Văn Quyền làm trưởng thôn. Chuyện học cái chữ của ông Quyền cũng nhọc lắm. Gia đình nghèo khó, là con cả nên ông cùng bố mẹ gánh vác việc nhà. 17 tuổi, Lý Văn Quyền mới bắt đầu học “vỡ lòng”. Biết được cái chữ rồi, ông khao khát học lên cao nữa nhưng cái đói, cái nghèo cứ bó buộc lấy nên đành chịu!

Ngày mới đến Thài Khao là một vùng đất hoang vu, rừng cây um tùm. Cuộc sống bà con bất ổn bởi những toán cướp từ Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) ra sức hoành hành. Chúng ngang nhiên xông vào nhà dân cướp tiền bạc, ngô, lúa, dụng cụ sinh hoạt. Gần chục hộ dân do hoảng sợ nên bỏ về Vị Xuyên sinh sống, Trưởng thôn Lý Văn Quyền trong lòng cũng bất an lắm, thế nhưng tự nhủ phải vững dạ thì bà con mới an tâm được.

Cuộc họp thôn diễn ra và ý tưởng “hạ sơn” bắt đầu từ đó. Bà con sống tách biệt trên các ngọn đồi nên bọn cướp dễ bề hoành hành, nếu xuống chân núi sinh sống quây quần thành làng bản thì mới bảo vệ nhau được. Bà con thấy lời giải thích của trưởng thôn có lý, tất thảy đều đồng lòng xuống núi. Những căn nhà sàn mọc lên san sát, đàn bà lo toan việc nhà, còn đàn ông thay nhau túc trực phòng khi có kẻ xấu đến. Nhận thấy địa bàn hoạt động khó khăn, những tên cướp chuyển hướng hoạt động. Ông Lý Văn Quyền cho biết, một thời gian sau, lực lượng Công an huyện cắm chốt vây bắt được toán cướp gồm 24 tên. Tất cả đều bị pháp luật trừng trị, riêng tên cầm đầu là Ma Văn Thinh bị xử 17 năm tù. Bản làng Thài Khao bình yên từ đó.

Không chỉ chăm lo bảo vệ bình yên xóm làng, Lý Văn Quyền còn là trưởng thôn dẫn đầu trong việc bài bỏ tệ cờ bạc. Thôn giáp ranh nên nhiều đối tượng từ địa bàn khác thường đến rủ rê tụ tập đánh bạc. Có người thắng vài ba triệu đồng mỗi ván là chuyện bình thường, còn người thua thì cạn túi dẫn đến nợ nần chồng chất. Chuyện ông Phàn Kim Hòa phải bán cả 3 con trâu, chuyện ông Bàn Văn Tài bị đánh khi không có tiền trả nợ... bà con cứ nháo nhác hết cả lên!

Trưởng thôn Lý Văn Quyền nặng lòng lắm, phải dẹp tệ cờ bạc ngay thôi. Ông gặp gỡ riêng từng con bạc để khuyên răn to nhỏ, thế nhưng nhiều kẻ vẫn cố tình lén lút tụ tập. Ông Quyền thành lập ngay một đội quân bao gồm công an viên, phó trưởng thôn, lực lượng dân quân... làm nhiệm vụ giải tán các sới bạc. Đội quân hoạt động ngày đêm, hễ nghe thông tin ở đâu có tổ chức đánh bạc là ập đến lập biên bản và giải đến trụ sở UBND xã. Việc làm quyết liệt của vị trưởng thôn khiến nhiều con bạc nao núng và từ bỏ.

Ông Phàn Kim Hòa, người đã từng là “con bạc’’ chia sẻ: “Ban đầu chỉ đánh chơi thôi nhưng nó ngấm vào máu mình nhanh thế. Mấy lần bị trưởng thôn dẫn giải ra ngoài trụ sở xã được cán bộ giải thích cặn kẽ, tôi từ bỏ rồi”. Vậy là chuyện bài bạc ở Thài Khao lùi vào dĩ vãng. Anh Vũ Văn Nam, Trưởng Công an xã Yên Lâm cho biết, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thôn Thài Khao luôn ổn định. Thôn không còn tình trạng cờ bạc, uống rượu say gây rối an ninh trật tự. Bà con đoàn kết chăm lo phát triển kinh tế.

Thài Khao Trong cuộc sống đời thường, ông Lý Văn Quyền, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thài Khao, xã Yên Lâm (Hàm Yên) luôn gần gũi, chia sẻ với bà con trong thôn.

Đến chuyện trồng rừng

Năm 1998, Trưởng thôn Lý Văn Quyền được kết nạp Đảng và là người đảng viên đầu tiên của bản. Ông phải lặn lội chặng đường hơn 30 cây số để tham gia sinh hoạt với Chi bộ thôn Nắc Con, Ngòi Sen rồi Quảng Tân. Đường dài gập ghềnh khó đi nhưng chẳng bao giờ ông bỏ sinh hoạt chi bộ. Bởi với ông, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự thiêng liêng. Mấy cụ già trong làng tấm tắc khen và động viên con cháu noi gương ông Quyền để bản mình có thêm nhiều đảng viên như thế!

Chuyện phát triển đảng được trưởng thôn chú trọng, bởi có tổ chức đảng lãnh đạo thì các phong trào, hoạt động mới phát triển mạnh được. Vậy là, ông tích cực phối hợp các đoàn thể thôn tổ chức sôi nổi các phong trào để thu hút các đoàn viên, hội viên tham gia, qua đó phát hiện quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng. Đến năm 2006, Thài Khao thành lập được Chi bộ với 3 đảng viên. Trưởng thôn Lý Văn Quyền lại gánh thêm trọng trách mới là Bí thư Chi bộ thôn Thài Khao.

Ông luôn gương mẫu trở thành cán bộ tiêu biểu được tham gia nhiều cuộc họp, hội nghị của xã, của huyện. Ông bảo, quả thực được đi ra ngoài thì mới học hỏi bao điều từ chuyện chăn nuôi, chuyện trồng rừng, trồng cam. Nhìn mấy hộ dân ở các xã khấm khá nhờ biết cải tạo đất trồng cây ăn quả ông thích thú lắm! Vậy là nay đã tìm ra hướng thoát nghèo cho người dân Thài Khao rồi! Nghĩ là làm, ông Lý Văn Quyền vận động người dân bắt tay vào việc phát dọn thực bì thu mua cây giống để trồng rừng.

Nhận được hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương về vốn vay và đất sản xuất, bản thân ông tiên phong trồng 20ha cây keo và 600 gốc cam. Nhờ chịu khó học hỏi, chuyển giao đúng tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên vườn rừng xanh tốt, đem lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình (200 triệu đồng/năm). Tin theo lời Trưởng thôn, nhiều hộ dân hăng hái cải tạo đồi tạp để phát triển kinh tế. Cả thôn có 75 hộ thì hầu như hộ nào cũng trồng rừng. Hộ anh Lý Văn Anh trồng gần 20ha cây keo và 700 gốc cam, hộ anh Lý Văn Cường trồng 8ha rừng và hơn 1.000 gốc cam, Bàn Thanh Sơn có 300 gốc cam, Lý Văn Thông có 500 gốc cam...

Nguồn thu nhập từ rừng mang lại cho nhiều hộ sự khấm khá rõ nét. Hộ chị Bàn Thị Hà, mỗi năm thu nhập gần 400 triệu đồng. Có vốn, chị mua thêm 10 con trâu, dựng căn nhà sàn bằng gỗ đánh véc ni sáng bóng.

Toàn thôn Thài Khao có gần 1.800ha rừng trồng đã được phủ kín. Màu xanh ngút ngàn cây rừng mang lại ấm no cho bản làng nơi đây. Thế nhưng, ông Quyền vẫn không nguôi trăn trở.

Suốt mấy chục năm qua Thài Khao vẫn chưa có điện lưới lẫn sóng điện thoại. Ông bảo, có điện lưới kéo về thì người dân được xem ti vi, cơ giới hóa nông nghiệp thuận lợi hơn nhiều. Hy vọng những khát vọng chính đáng ấy sẽ sớm trở thành hiện thực để mảnh đất Thài Khao vươn xa như chính tâm nguyện của người Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lý Văn Quyền.

PHÓNG SỰ: GIANG LAM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 3 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 4 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 5 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 10 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 12 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 13 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 24 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.