Sau hơn 10 năm khai hoang phục hóa 4 khu đồi rộng gần 20ha ở thôn Km68, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, ông Bùi Quang Trung đã có một “thủ phủ cây ăn quả” với hàng nghìn cây cam, bưởi, chanh leo, hệ thống tưới tiêu tự động, hiện đại, xe ô tô lên được tận đỉnh đồi, thu nhập gần 500 triệu đồng/năm. Ông khẳng định: “Làm nông nghiệp thời nay phải bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đặc biệt phải đầu tư và đổi mới thật nhiều”.
Xã hội -
Giang Lam - Lê Duy -
10:54, 05/06/2024 Anh Hoàng Văn Liên, thôn Pá Han, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) mới 36 tuổi nhưng đã có 15 năm gắn bó với nghề nuôi ngựa và huấn luyện ngựa đua. Anh bảo, ngày xưa ngựa được người dân nơi đây dùng để chở nông sản, chở phân bón lên núi, nhưng nay ngoài làm công việc thường ngày, ngựa đã được huấn luyện thành các chiến mã, tham gia thi đấu tại các trường đua khu vực.
Kinh tế -
P. Ngọc (T/h) -
19:25, 13/10/2021 Nhận định thị trường tiêu thụ cam nhiều khả năng gặp khó khăn trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã chủ động xây dựng phương án tiêu thụ cam cho người dân.
Nhận thức sâu sắc Chi bộ vừa là "hạt nhân" lãnh đạo trực tiếp, toàn diện các vấn đề ở cơ sở, Mọi chủ chương, quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, địa phương thành công, Chi bộ đóng vai trò quan trọng. Việc chăm lo, củng cố các chi bộ, nâng cao chất lượng đảng viên làm nòng cốt ở cơ sở, là nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện Hàm Yên luôn chú trọng nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...
35 năm định cư ở vùng đất mới, bà con người Dao ở xóm Cổng Đá, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã đoàn kết một lòng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cổng Đá hôm nay đã có điện, đường, trường học khang trang. Cuộc sống đang khởi sắc từng ngày trên vùng quê yên bình này.
Tuyên Quang những ngày đầu tháng 7 với cái nắng nóng đỉnh điểm nhất mùa hè. 100 con bò giống vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang trao cho 100 hộ đồng bào DTTS nghèo tại xã Yên Lâm, Minh Hương (huyện Hàm Yên), xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn), tỉnh Tuyên Quang… Niềm vui lan tỏa trên từng khuôn mặt khắc khổ, ướt đẫm mồ hôi.
Kinh tế -
Tiến Mạnh -
11:54, 16/04/2024 Thời gian qua, Chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) được triển khai cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã phát huy hiệu quả tích cực, nhiều lao động, đặc biệt là đồng bào DTTS tại địa phương đã có thêm điều kiện khởi nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Xã hội -
Hoàng Quý -
14:49, 24/05/2021 Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, cán bộ, đảng viên của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thực hiện “Ngày thứ Bảy cùng dân” làm những công việc như: vệ sinh, đắp lề, trồng hoa trên các tuyến đường bê tông trục thôn; giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách chỉnh trang nhà cửa, vườn tạp… Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, tạo nên không khí hăng hái thi đua, đẩy nhanh quá trình về đích nông thôn mới (NTM) của huyện.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, vùng Thài Khao, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi lên với nhiều toán cướp hoành hành. Đời sống bà con người Mông, Dao nghèo đói với tệ nạn cờ bạc và hủ tục. Lý Văn Quyền khi ấy 30 tuổi được bầu làm trưởng thôn và hành trình đưa Thài Khao bước qua màn sương mù thoát khỏi cuộc sống đói nghèo bắt đầu từ đấy…
Xã hội -
Giang Lam -
10:31, 19/02/2021 Mùa Xuân này, chị em phụ nữ ở các bản Thác Đất, Ngòi Tèo, Kim Long… xã Minh Dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) có một niềm vui mới. Đó là các chị vừa hoàn thành xong lớp xóa mù chữ. Các chị biết đọc, biết viết thành thạo. Có chị tự lên xã làm giấy tờ. Có chị còn biết dạy các con học bài nữa.
Ở thôn 7 Thống Nhất, xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang), các cán bộ, đảng viên đã tích cực vận động nhân dân đoàn kết, đồng lòng đóng góp công sức, tiền của xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang gắn với sân thể thao.
Đã 23 năm đứng trên bục giảng dạy bộ môn tiếng Anh, cô giáo Hoàng Thị Mến, giáo viên Trường THCS Phù Lưu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thay vì đi tìm công thức giống như toán học, cô Mến đã tìm ra phương pháp giảng dạy sáng tạo, khiến cho những tiết học của cô trở nên vui nhộn bởi những đạo cụ trợ giảng trực quan sinh động. “Để các em nhớ và ghim được vào đầu những từ tiếng Anh, tôi đã mang cả đồ vật từ nhà đi. Có lúc là cây cối, có lúc lại là chiếc ấm, cái chén... Nhiều khi các đồ vật tôi bày đầy cả bàn giáo viên, miễn sao để các em hiểu và nhớ bài...”. Cô Mến chia sẻ.
Vợ chồng ông Giàng Seo Lự, Cư Thị Chá, dân tộc Mông, sinh sống trên đỉnh núi Phiêng Mu, thôn Cao Đường, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) từ năm 2006. Giữa nơi đại ngàn, không đường, không điện, không sóng điện thoại, tưởng chừng sẽ khiến vợ chồng ông chìm sâu trong lạc hậu, đói nghèo. Thế nhưng, với sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, sản xuất, vợ chồng ông đã viết lên câu chuyện vượt khó, trở thành hộ gia đình triệu phú, thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Mở đầu câu chuyện, anh Trưởng thôn Ma Quang Thọ, thôn Trung Tâm, xã Minh Dân (Hàm Yên, Tuyên Quang) ví von như vậy khi giới thiệu “công trình” của bà con vùng cam với chúng tôi. Và chỉ 5 phút sau, trên đỉnh đồi những sọt cam bám dây cáp từ từ “hạ cánh” xuống chân núi. “Mỗi chuyến đi cáp treo vận chuyển được 4-5 tạ, một ngày khoảng hơn 10 tấn cam xuống núi”. Anh Thọ hào hứng khoe thành quả khiến chúng tôi càng thích thú khám phá hệ thống cáp treo đang dần thịnh hành ở đất cam này.