Tục ở rể là một trong những phong tục tập quán truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam, thường gặp nhất ở dân tộc Dao. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, phong tục này tưởng chừng không còn phù hợp, nhưng hiện nay, ở các vùng núi cao và xa trung tâm thành thị, tục ở rể vẫn tồn tại cùng với quan niệm mẫu hệ rất rõ.
Có thu nhập vài trăm triệu đồng đến tiền tỷ từ trồng rừng, chăn nuôi không còn là chuyện trong mơ của người Dao Đỏ ở vùng đất khó Lương Thiện (Sơn Dương). Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn, người Dao nơi đây không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.
Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao ở Cao Bằng là di sản tranh thờ. Với giá trị linh thiêng, tranh thờ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh phong phú của người Dao, thể hiện ở việc luôn có mặt ở các nghi lễ lớn nhỏ của gia đình và cộng đồng. Chỉ có điều, do không được bảo quản tốt, nhiều bức tranh thờ đã bị hư hỏng nghiêm trọng, trong khi số lượng người biết vẽ tranh ngày càng ít đi.
Nghệ nhân dân gian Lê Hải Thanh sinh năm 1944, dân tộc Dao Quần Trắng ở thôn Đá Bàn 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) say mê học chữ Nôm Dao, vẽ tranh thờ từ khi còn nhỏ. Ông là một trong số ít người trong cộng đồng người Dao hiện nay biết vẽ tranh thờ. Chính vì thế nhiều năm qua, người Dao ở nhiều nơi như Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ… đều tìm đến nhờ ông vẽ một bộ tranh để đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên.
Nhắc đến người Dao, thường thì chúng ta nghĩ đến các di sản văn hóa phi vật thể như lễ cấp sắc, hát Páo dung hay các lễ hội thường niên được đồng bào dân tộc Dao tổ chức. Tuy nhiên, sự độc đáo trong phong tục của người Dao còn được thể hiện qua lễ đón Tết Rằm tháng 7 - Âm lịch đặc trưng.
Những câu hát Páo dung giản dị, mộc mạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đồng bào Dao. Đó chính là tiếng lòng của người Dao mà thông qua đó họ muốn gửi gắm niềm tin, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trên mảnh đất sinh sống và định cư nhiều đời, người Dao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hòa nhập và phát triển cùng với các dân tộc khác như Mông, Thái, Khơ-mú…
Người Dao ở Tuyên Quang có nhiều nhạc cụ được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng như kèn pí lè, trống, thanh la, chũm chọe, chuông nhạc..., trong đó tù và là nhạc cụ độc đáo. Theo quan niệm người Dao, tiếng tù và chính là thanh âm thiêng liêng có ý nghĩa kết giao giữa đời thực và thế giới tâm linh.
Kinh tế -
Xuân Phú - Trần Hoàn -
09:50, 06/02/2020 Khe Lẹ có lịch sử hình thành từ lâu, ban đầu chỉ là một xóm, đến năm 2012 tách ra thành thôn Khe Tao và Khe Lẹ. Hiện, Khe Lẹ có 35 hộ gia đình với 170 nhân khẩu, tất cả đều là đồng bào Dao Thanh Y...
Xã hội -
HỒNG PHÚC -
10:26, 30/09/2019 Trên hành trình đến với “Vùng đất của những đổi thay” thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn tận mắt trải nghiệm thêu sáp ong-nét văn hóa độc đáo của người Dao nơi đây.
Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao trong cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng sử dụng nhiều tranh cúng. Loại tranh này được treo ở những nơi trang trọng, thể hiện niềm tin con người về thần linh, vũ trụ và các hiện tượng trong cuộc sống từ thuở xa xưa.
Tại Điện Biên, dân tộc Dao có hơn 6.000 người, sống tập trung chủ yếu ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa với các nhóm: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt, Dao Khâu. Trong vòng đời người Dao có nhiều lễ và hội như: Thờ cúng tổ tiên, Lễ tạ ơn Bàn Vương, Lễ thêm đinh- thêm người, lễ đặt tên, lễ cưới, lễ cấp sắc (Tủ cải)… và một trong những nghi lễ mang bản sắc văn hóa đặc trưng là Lễ nhảy lửa.
Nhắc lại kỷ niệm 4 năm về trước, khi Triệu Dũng Cường được vinh danh và đứng trên sân khấu nhận phần thưởng tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2014, do Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên phối hợp tổ chức, cậu sinh viên y khoa người Dao bảo, giây phút ý nghĩa đó, giúp em tự tin hơn trên con đường lựa chọn, trở thành bác sĩ để thay đổi cuộc đời…
Đến thôn Thanh Sơn (thị trấn Việt Quang, Bắc Quang, Hà Giang) những ngày này chúng tôi cảm nhận rất rõ niềm vui của người Dao khi kỹ thuật làm giấy bản của bà con nơi đây vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018 công bố trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia loại hình tri thức dân gian.
Người Dao là một trong những nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ có nhiều nhánh dân tộc khác nhau, sống chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi có thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên dồi dào.
Vào những ngày đầu tháng 2/2018, 64 hộ đồng bào dân tộc Dao ở khu Tân Hồi, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Điện về, không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần của người dân mà còn mở ra nhiều hy vọng giảm nghèo.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần mai một. Tuy nhiên, nghề chạm bạc của đồng bào Dao huyện Sìn Hồ vẫn đang được bảo tồn và phát huy, bởi những nét độc đáo riêng biệt mà công nghệ hiện đại không thể làm ra được.
Gần 20 năm nay, người Dao đỏ ở thôn Phia Chang, xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) mới có 1 lễ cấp sắc 7 đèn.
Có dịp lên Hà Giang, dự các nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, sẽ thấy trong mâm lễ hay trên bàn thờ một loại giấy xếp thành từng tệp, nhấc ra mỗi tờ mỏng tang, được in hoa văn. Đồng bào dân tộc Dao gọi đó là giấy bản.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, khác với thực trạng một số nghề truyền thống không còn được người dân mặn mà thì ở xã Tả Phìn (Sìn Hồ, Lai Châu)-nơi có đông đồng bào Dao sinh sống, vẫn có những người nhiều năm nay quyết “giữ lửa” nghề chạm bạc truyền thống.