Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghị quyết “bám rễ” đất nghèo - Bản người Dao đổi mới

PV - 13:34, 07/11/2020

Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi lại có dịp trở lại với các bản vùng cao của đồng bào người Dao ở Phú Thọ. Những con đường bê tông uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng dẫn vào từng bản; những ngôi nhà khang trang mọc lên như nấm… đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của những bản người Dao nơi đây.

Chè là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Ảnh: baophutho.vn
Chè là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Ảnh: baophutho.vn

* Diện mạo mới

Cách đây khoảng 10 năm, Sinh Tàn là bản đặc biệt khó khăn của xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn. Mặc dù chỉ cách trung tâm xã khoảng 4km nhưng phải mất cả giờ đồng hồ đi xe máy mới ra tới trung tâm xã, do đường đất cheo leo bên sườn núi, lầy lội và nhỏ hẹp. Ước mơ bao đời nay của bản Dao Sinh Tàn đó là có một con đường để có cơ hội phát triển, đổi đời.

Bên ấm trà nóng, Bí thư Chi bộ Sinh Tàn, Đặng Thế Mão bộc bạch, bản Dao giờ đã đổi thay, đường bê tông đã vào tận bản. Từ việc đổi mới của bản mà người dân ở Sinh Tàn đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Nhiều cách làm mới, cách nghĩ mới đã “kéo” Sinh Tàn gần hơn với bên ngoài. Khẳng định sức sống và nội lực mới của người dân từ ý chí thoát nghèo và những đầu tàu gương mẫu là các cán bộ, đảng viên nơi đây…

Đứng trên đỉnh Èn Choong nhìn vào bản, những ngôi nhà mới xây lấp ló đã minh chứng cho ước vọng đổi thay của đồng bào bản Dao và chứng minh cho ý nghĩa của con đường “ý Đảng, lòng dân”.

Ông Đinh Văn Xam, người dân bản Sinh Tàn chia sẻ, sau khi con đường nối liền bản với trung tâm xã được hoàn thành, gia đình mạnh dạn đầu tư, mua lại xe tải cũ làm dịch vụ vận chuyển tại địa phương và các vùng lân cận. Nhờ đó, kinh tế gia đình ổn định, có của ăn, của để và xây nhà cao tầng trị giá hơn 800 triệu đồng từ năm 2017…

Chia tay bản Sinh Tàn, chúng tôi tìm về khu Hạ Bằng, một trong 12 khu dân cư của xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, nhưng lại là bản xa nhất, cách trung tâm xã gần chục cây số. Hơn 40 năm hạ sơn lập bản, trải qua bao khó khăn, vất vả, người Dao sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều đời leo lét như ánh đèn dầu, nay đã nên bản thành làng, ấm áp quây quần dựng xây đời sống mới. Bản xa nay đã bừng lên một sức sống mới, sức sống mang đậm dấu ấn, sự nỗ lực của người dân, đồng thời khẳng định sự thẩm thấu của những Nghị quyết, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội đã và đang “bám rễ” đất này.

Bí thư Đảng ủy xã Kim Thượng Phùng Văn Cửu cho biết, Hạ Bằng có 103 hộ người Dao và là một bản khá phát triển. Theo đánh giá thì các bản của Kim Thượng như Tân Minh, Hạ Bằng, Tân Hồi... đều có bước phát triển khá trong những năm gần đây với nhiều đổi thay rõ nét. Do biết làm kinh tế, mở rộng diện tích lúa nước, trồng rừng, phát triển sản xuất, nên các bản cơ bản không còn hộ đói, hộ khá giả tăng dần lên. Bên cạnh đó, người dân còn tranh thủ nông nhàn, đi làm thêm tăng thu nhập nên nhiều hộ có nguồn thu để đầu tư phát triển kinh tế.

Anh Bàn Văn Cương, Trưởng khu Hạ Bằng cho biết, bản vẫn còn hơn 40 hộ nghèo, nhưng con số này cũng giảm nhiều theo từng năm, những hộ kinh tế khá ở bản chủ yếu từ làm đồi rừng như Triệu Văn An, Đặng Văn Dũng, Đặng Văn Sinh, Đặng Văn Hồng... Những hộ này trung bình có 5-10 ha rừng bồ đề, keo, mỡ... Bây giờ, cây bồ đề đến chu kỳ khai thác được bán với giá từ 60-70 triệu đồng/ha. Đổi thay lớn nhất trong suy nghĩ của bà con là biết làm kinh tế, cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Ngoài trồng rừng, nhân dân còn chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, vịt suối... Hạ Bằng cũng là khu có nhiều ruộng nhất xã, nhân dân trồng lúa Thiên Ưu, Sơn Lâm, 838... có năng suất cao nên giờ bản không có hộ đói, đứt bữa khi giáp hạt.

* Đưa “Nghị quyết thoát nghèo” vào cuộc sống

Năm năm trước đây, sau nhiều năm trăn trở với câu chuyện thoát nghèo cho bản người Dao Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, Đảng ủy xã đã bàn bạc, thống nhất có một Nghị quyết chuyên đề dành riêng cho nơi này, với mong muốn bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Đá Cạn sẽ sớm vươn lên.

Bí thư Đảng ủy xã Hương Cần, Đinh Quang Vận nhớ lại: Năm 2016, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết trên tinh thần "cầm tay chỉ việc" để hỗ trợ bản người Dao Đá Cạn thoát nghèo. Những việc làm cụ thể được đồng loạt triển khai gắn với nhiệm vụ của từng cán bộ, đoàn thể xã, cùng tìm hướng giúp Đá Cạn thoát nghèo. Cán bộ cùng ăn, cùng ở, bàn với chi bộ, đảng viên, đồng thời "cầm tay chỉ việc", hỗ trợ con giống, cây rau màu, thậm chí cán bộ còn làm mẫu cách đánh luống, trồng rau, nuôi trồng con giống... rất cụ thể, để bà con thay đổi nhận thức và làm theo… Nhờ triển khai kịp thời "Nghị quyết thoát nghèo", nhiều người dân ở Đá Cán đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hương Cần Đinh Quang Vận, thời gian tới để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, các cấp chính quyền xã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhất là thế mạnh đồi rừng; tích cực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, xã tập trung phát triển cây chuối phấn đặc sản và chăn nuôi trâu, bò, dê; đồng thời phát triển các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tăng cường nhận thức của nhân dân, khai thông được tư tưởng trông chờ ỷ lại của số đông người dân. Bên cạnh đó, xã tạo nguồn phát triển Đảng để xây dựng chi bộ mạnh về tư tưởng chính trị, đông về số lượng làm đầu tàu “kéo” bản Dao đi lên…/.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 4 giờ trước
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 5 giờ trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 5 giờ trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 5 giờ trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 5 giờ trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.