Đối với các em nhỏ ở bản Suối Thản, xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình), ánh trăng rằm năm nay tròn trịa hơn, sáng hơn, vui hơn bởi đây là lần đầu tiên các em được đón nhận một Trung thu vui đến thế.
Nhằm giúp các em nhỏ người Dao cảm nhận được không khí Tết Trung thu, Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đã huy động sức mạnh cộng đồng và đã tổ chức Chương trình “Tết Trung thu bản Dao” tại bản Suối Thản, xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) và xóm Cao Biền, xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) vào ngày 10/9.
Media -
Kim Anh - Tố Oanh -
09:00, 09/09/2022 Sinh sống lâu đời ở các tỉnh phía Bắc đất nước, dân tộc Dao có đời sống vật chất, tinh thần đặc sắc và phong phú, góp phần vào sự đa dạng bức tranh văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Sắc màu 54 -
Thiên An - Mỹ Dung -
12:55, 20/08/2022 Mặt nạ Kađong của người Dao ở huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là tác phẩm điêu khắc độc đáo, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào.
Phóng sự -
Giang Lam -
19:51, 01/08/2022 Nghiệp viết đến với nhà văn trẻ Lý A Kiều một cách tự nhiên như những bông hoa mận ven đồi hễ xuân về lại nở. Học lên THPT, sau khi đọc những bài văn trong sách giáo khoa, Kiều tự viết truyện và đưa cho cô giáo, bạn học đọc, góp ý. Những câu chuyện diễn ra xung quanh trường lớp, bản làng được cô học trò đưa vào trang viết thật hồn nhiên, sinh động.
Tuần Văn hóa du lịch Việt Bắc 2022 sẽ diễn ra từ ngày 15-17/4/2022 tại khu vực không gian sân Vườn hoa Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, sân Nhà Bát Giác và phụ cận, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Photo -
Hà Minh Hưng -
15:30, 21/03/2022 Vào những ngày lễ của các tháng đầu năm, người Dao ở Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ, Lai Châu) lại làm bánh mật truyền thống. Bánh được làm từ gạo nếp nương xay nhuyễn và mật mía ép, sau đó đem gói bằng lá chuối rừng. Bánh mật thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với tiền nhân, ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới bội thu, con người mạnh khỏe, vạn vật tốt tươi.
Với những người Mông, người Dao ở Cao Đường, Yên Thuận, Hàm Yên (Tuyên Quang), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Dương Minh Toàn như bóng cây chò chỉ nơi cuối làng lặng lẽ chở che, chỉ đường, đưa bà con thoát ra khỏi “vùng tối” trên đỉnh núi mờ sương.
Photo -
Hà Minh Hưng -
16:57, 03/03/2022 Lễ Cấp sắc, còn gọi là lễ “Tủ cải” của người Dao nói chung và người Dao Đầu bằng huyện Tam Đường (Lai Châu) nói riêng thường được tổ chức vào những tháng đầu năm mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong cuộc đời người đàn ông. Người Dao nơi đây quan niệm, chỉ khi được “sắc phong”, người con trai mới chính thức được phép tham gia gánh vác công việc gia đình, cộng đồng.
"Tết năm cùng" là 1 trong 3 cái Tết quan trọng trong một năm của cộng đồng người Dao, tục lệ này của người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa vẫn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, tình đoàn kết của cộng đồng người Dao.
Người Dao Thanh Y xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã sinh sống ở vùng đất dưới chân núi Yên Tử hằng trăm năm qua. Bên cạnh những nét văn hóa rất phong phú và đặc sắc như: Lễ cấp sắc, lễ mừng cơm mới, lễ mừng tân gia…, người Dao Thanh Y nơi đây còn bảo lưu nhiều nét đẹp văn hóa, trong đó có lối hát đối đáp đầy tình tứ.
Năm 2020, lần đầu tiên tại Quảng Ninh, Lễ hội Bàn Vương được tổ chức. Không chỉ tạo ra sức lan tỏa đối với cộng đồng người Dao cả nước, Lễ hội đã thực sự trở thành ngày hội, mang lại sức hút lớn trong du lịch văn hóa dân tộc đối với du khách...
Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.
Thể thao -
Quỳnh Lưu -
14:49, 21/09/2021 Anh Phàn Quẩy Siền (SN 1980), dân tộc Dao ở thôn Sủng Nhỉ A, xã Sủng Máng (Mèo Vạc, Hà Giang) là người tiên phong trong đầu tư xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo ở vùng cao núi đá này.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Thôn Hin Đăm, xã Kiên Mộc, trước đây là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của huyện Đình Lập. Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng đã góp phần thay đổi bộ mặt của thôn.
Kinh tế -
Thanh Nga -
19:26, 13/08/2021 Từ hộ nghèo, nhờ mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, lại tích cực học hỏi kinh nghiệm làm ăn, áp dụng vào thực tế phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) hiệu quả, gia đình ông Bàn Văn Lạc, 60 tuổi, dân tộc Dao, ở thôn Trì Thượng xã Trì Quang huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã vươn lên khá giả.
Gần 1 tỷ đồng là con số thu nhập trung bình hàng năm từ mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Đặng Đình Hợp, sinh năm 1998, người Dao, khu Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Mô hình đang thu hút sự quan tâm học làm theo của nhiều nông dân.
Nhớ tới gia đình, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí tôi là dáng Ama (tiếng Dao là mẹ) ngồi bên bếp lửa từ lúc trời còn tờ mờ sáng...
Trong các dân tộc sinh sống ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, người Dao họ ở thôn Khe Mụ có những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố... Đặc biệt, lễ cầu làng hay còn gọi là "Áy lay" của người Dao họ là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, mang sắc thái tín ngưỡng văn hóa đặc trưng tiêu biểu còn được duy trì đến ngày nay.