Media -
Trần Thọ -
18:25, 09/08/2023 Được thiên nhiên ưu đãi, núi Ba Vì hay còn gọi là Tản Viên Sơn có nhiều dược liệu quý, nên tự bao đời nay, đồng bào người Dao sinh sống ở đây đã nắm bắt được đặc tính, công dụng, cho đến tỉ lệ kết hợp, pha trộn giữa các thảo dược để tạo ra những bài thuốc cổ truyền dân tộc chữa nhiều chứng bệnh, từ đó mang lại kế sinh nhai và nguồn thu nhập quan trọng cho các gia đình người Dao.
Media -
Trọng Bảo -
19:05, 01/08/2023 Ở huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai, có đôi vợ chồng trẻ người Dao mà mọi người vẫn gọi với cái tên trìu mến “Vợ chồng youtuber”. Thông qua các clip mộc mạc, chia sẻ trên trang mạng xã hội, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Lần đầu tiên, chương trình Về miền Sán Cố người Dao được tổ chức tại khu vực thác Bạch Vân, thôn Tầm Làng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Chương trình đã thu hút đông đảo người dân cũng như khách thập phương tới tham gia và hưởng ứng.
Hàng năm, khi rừng hồi, rừng quế nhuộm lá, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại bước vào một ngày hội lớn - Hội Kiêng gió. Vào ngày này, người Dao ở Bình Liêu vui chơi, hò hẹn, cùng say trong men rượu, men tình.
Từ ngày 20 - 22/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán. Ngày hội đã thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Thôn Nà Hắc, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) là nơi định cư lâu đời của đồng bào DTTS, chủ yếu là người Dao. Ở đây có một khu rừng nguyên sinh hàng trăm năm qua vẫn luôn được bà con ra sức bảo vệ và giữ gìn. Bảo vệ rừng xanh cũng chính là bảo vệ ngôi nhà của mình - đó là tâm niệm bao đời nay của bà con nơi đây.
Trong nhà nghệ nhân Phàn Văn Phú, thôn 3, Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) dường như tồn tại cả một “bảo tàng” sống động, gồm những “linh vật” của người Dao như kèn pí lè, thanh la, chiêng, trống... Hàng ngày, nghệ nhân Phàn Văn Phú gìn giữ những thanh âm đặc biệt của dân tộc mình, xem đó như là cách chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng của con trai, con gái bản người Dao nơi đây.
“Tận tâm, trách nhiệm trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, luôn phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Bí thư Chi bộ...”, là những nhận xét của đảng viên và người dân về Bí thư Chi bộ Tẩn Phù Liều, ở thôn Nậm Giàng, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát (Lào Cai).
Media -
Trọng Bảo -
14:26, 13/03/2023 Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cộng đồng dân tộc Dao ở Lào Cai đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Lào Cai. Đặc biệt, với người Dao, tri thức bản địa được ghi chép khá hệ thống, chi tiết và đầy đủ bằng văn tự. Đó là kho tàng sách cổ bằng chữ Nôm Dao.
Dám nghĩ, dám làm, anh Triệu A Nhì (1997) người Dao, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã quyết tâm gây dựng mô hình nuôi gà, dê kết hợp trồng cây giống đem lại nguồn thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm. Anh không chỉ là một điển hình làm kinh tế giỏi mà còn là thanh niên trẻ tâm huyết, năng nổ với phong trào đoàn của địa phương.
Theo quan niệm của người Dao ở Tuyên Quang, mùa Xuân là mùa khởi đầu của những điều mới mẻ, khai sáng những điều tốt lành. Trong tiết trời ấm áp, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ Đông dài, đây là thời điểm thích hợp để các thầy tạo, thầy cúng, các già làng khai bút, dạy người trẻ học chữ Nôm Dao hướng về cội nguồn.
Đồng bào các DTTS ở Tây Bắc hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm ý nghĩa văn hóa, nhân sinh. Ở huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, người Dao Khâu vẫn lưu giữ phong tục đón Tết rất riêng và luôn được duy trì, trao truyền qua nhiều thế hệ như: Gói bánh chưng đen; tắm lá thuốc và lễ Tranh nước mới (yang sèng uôm) đêm giao thừa…
Tết người Dao ở Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra sớm hơn, khác biệt với Tết của người Kinh và những đồng bào dân tộc khác. Từ rất lâu, bà con người Dao nơi đây đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết, cách Tết Nguyên Đán của cả nước khoảng nửa tháng – phong tục đón Tết sớm.
Trong 2 ngày (3 và 4/12), tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Dao - Khai mạc Chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu năm 2022. Lễ hội với nhiều hoạt động thu hút đông đảo Nhân dân và du khách đến dự.
Media -
BDT -
20:10, 02/12/2022 Những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ thực hiện các Đề án bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS và đạt được nhiều kết quả tích cực. Là dân tộc có dân số đông nhất trong các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cộng đồng người Dao luôn giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Với mong muốn hồi sinh những cây chè cổ thụ mọc hoang dại trên núi rừng, chàng trai 8x (sinh năm 1982) người Dao Triệu A Mềnh đã nỗ lực vượt qua bao thăng trầm để “phù phép” biến những cây chè cổ thụ tự nhiên xen lẫn cỏ cây giữa rừng cứ ngỡ đã bị lãng quên, nay có giá trị lên đến vài triệu đồng mỗi kg. Cũng nhờ đó, mà cuộc sống của đồng bào vùng cao nơi đây ngày một khởi sắc.
Tin tức -
Văn Hoa -
08:42, 30/10/2022 Ngày 29/10, tại Tp. Lào Cai (Lào Cai), Nhóm “Người Dao Lào Cai - Gắn kết từ bản sắc” đã tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt lần thứ II năm 2022. Tham dự buổi giao lưu có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai; Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và đông đảo người Dao các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên.
Từ bao đời nay, người Dao ở xã Tầm Xuân, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn luôn trân trọng cây quế. Đầu năm nào, người Dao cũng cúng thần rừng và thần quế, mong cho có sức khoẻ, mùa màng bội thu và đặc biệt mong cho những em bé mới ra đời có được sức sống mãnh liệt như cây quế rừng, trở thành người có ích cho xã hội. Từ lâu, cây quế đã trở thành một thành tố trong đời sống văn hoá và trở thành cây chủ lực phát triển kinh tế giúp bà con làm giàu.
Đối với các em nhỏ ở bản Suối Thản, xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình), ánh trăng rằm năm nay tròn trịa hơn, sáng hơn, vui hơn bởi đây là lần đầu tiên các em được đón nhận một Trung thu vui đến thế.
Nhằm giúp các em nhỏ người Dao cảm nhận được không khí Tết Trung thu, Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đã huy động sức mạnh cộng đồng và đã tổ chức Chương trình “Tết Trung thu bản Dao” tại bản Suối Thản, xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) và xóm Cao Biền, xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) vào ngày 10/9.