Ở bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An), đồng bào luôn dành cho già làng, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Lô Xuân Tiến những tình cảm trân trọng. Bao năm qua, ông gần như dành hết sức khỏe, thời gian xây dựng khối đại đoàn kết, động viên Nhân dân nỗ lực phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Công trình đập thủy lợi Khe Ngang, xóm Sơn Lĩnh 2, xã Thanh Lâm do UBND huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ được 3 năm thì đập đã bị xuống cấp làm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cũng như đe dọa an toàn của người dân trong mùa mưa lũ.
Chiều ngày 13/3 trên địa bàn bản Suối Bắc, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp đã xảy ra vụ sập hầm khai thác mỏ thiếc làm 3 người tử vong.
Theo phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, hiện nay, Nhà máy mía đường sông Con, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đổ hằng trăm m3 rác thải nguy hại ngay bên bờ sông. Việc này đã đe dọa nghiêm trọng tới môi trường, đời sống của người dân. Điều đáng nói là, mặc chính quyền huyện Tân Kỳ nhiều lần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nhưng sự việc đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Trước đây đồng bào Mông ở bản Lưu Thông (xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) sống trên các đỉnh núi cao. Qua quá trình vận động của chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, đặc biệt là vai trò tích cực của Trưởng bản Vừ Tồng Mà, Người có uy tín của bản, 55 hộ dân đã bảo nhau cùng hạ sơn xây dựng cuộc sống mới.
Lợi dụng vùng biên giới địa bàn phức tạp, các đối tượng thường luân chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, lực lượng chức năng, cơ quan chuyên ngành tại đây chưa thực sự phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc phòng chống, ngăn ngừa thực phẩm bẩn.
Hiện nay, Nghệ An có 153 làng nghề truyền thống. Bên cạnh tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, thì các làng nghề còn góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và địa phương phát triển. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ở mức báo động, làm đảo lộn sinh hoạt và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Trải qua thời gian với bao thăng trầm, gian nan, vất vả, mảnh đất Vĩnh Kim (xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) sỏi đá ngày nào giờ được thay thế bằng màu xanh ngút ngàn của những đồi chè, đồi keo. Đói nghèo bị đẩy lùi, cuộc sống ấm no, sung túc đang hiện hữu trong từng gia đình. Có được sự đổi thay đó, tất cả là nhờ ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên không mệt mỏi của người dân nơi đây...
Đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Trong năm, ngoài Tết Nguyên đán thì Lễ cúng Cắm phà là quan trọng nhất. Theo tiếng Thái, “Cắm phà” có nghĩa là “kiêng trời”. Lễ này được tổ chức vào ngày 12/9 (âm lịch) và được xem như một cái tết của người Thái. Ý nghĩa của việc cúng Cắm phà nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.
Lợi dụng Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã bán đất trái thẩm quyền. Tình trạng này gây thất thu từ nguồn tài nguyên của Nhà nước và hệ quả sau này rất khó giải quyết.
Nằm biệt lập ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai được xem như nóc nhà của huyện Tương Dương (Nghệ An). Cuộc sống người Mông ở Huồi Cọ giờ đây đã đổi thay. Không còn cảnh du canh du cư, không còn phải lo thiếu đói khi mùa giáp hạt. Người Mông ở Huồi Cọ đang hướng về một cuộc sống sung túc, người già được chăm sóc sức khỏe, trẻ em được đến trường học chữ… và xa hơn nữa Huồi Cọ sẽ trở thành bản nông thôn mới và là điểm du lịch cộng đồng thu hút khách đến tham quan…
Mặc dù là địa phương triển khai sớm việc dạy học hai buổi/ngày ở bậc tiểu học và đạt kết quả khá tốt, tuy nhiên năm học 2018-2019, tỉnh Nghệ An lại dừng kế hoạch này khiến các trường gặp khó khăn.
Tiếp theo các cuộc họp về phòng chống sạt lở cho Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc, chủ trì cuộc họp hôm nay đối với khu vực miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu sử dụng đúng mục đích từng "đồng tiền hạt gạo” của người dân, chuyện tiêu cực, tham nhũng trong những dự án phòng chống thiên tai này là tội ác.
Thời gian qua, nhiều chính sách phụ cấp, trợ cấp đã góp phần giảm bớt những khó khăn về vật chất, cải thiện cuộc sống với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK. Tuy nhiên, những chính sách này đã nảy sinh một số hạn chế, vướng mắc, kể cả trong văn bản và việc triển khai thực hiện.
Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện miền núi Quế Phong xác định, là giải pháp tạo chuyển biến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một trong những biện pháp mà huyện áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, sửa đổi lề lối làm việc cho cán bộ, nhân viên là gắn camera giám sát.
Chiều ngày 26/10, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã gặp mặt Đoàn đại biểu nguyên là chủ tịch tỉnh, huyện và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An là người dân tộc thiểu số đã nghỉ hưu. Đoàn gồm 45 đại biểu do ông Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An làm Trưởng đoàn.
Mặc dù, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt được nhiều thành tích, góp phần thay đổi diện mạo các bản làng nông thôn và miền núi…. Tuy nhiên, để về đích NTM, nhiều địa phương ở Nghệ An đã “đánh đổi” bằng việc mang theo những khoản nợ không hề nhỏ, gây ảnh hưởng lâu dài về gánh nợ kinh phí cho địa phương và cuộc sống người dân…
Những năm trước đây, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là một điểm nóng về ma túy. Đến nay, xã miền núi này lại phải tiếp tục “oằn mình” chịu sự tàn phá khủng khiếp của dịch HIV. Toàn xã đã có hơn 400 người mắc phải.
Mồ côi cả cha mẹ từ nhỏ, Moong Văn Sơn đã vượt qua hoàn cảnh éo le, nỗ lực học tập, tự thân lập nghiệp phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Moong Văn Sơn đã trở thành điển hình trong thanh niên về ý chí, nghị lực, quyết tâm phát triển sản xuất thay đổi cuộc sống. Hiện tại, tổng thu nhập của gia đình anh mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thời gian qua, nhiều hộ dân xã miền núi Tiến Thành, huyện Yên Thành hợp đồng thầu khoán trồng rừng với Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Yên Thành hết sức bức xúc vì bỗng dưng họ bị thu hồi đất trồng rừng và phải nộp số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng từ nguồn khai thác cây trồng trên đất thầu khoán mà không có hóa đơn giá trị gia tăng.