Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Những mô hình sống an toàn cùng lũ

An Yên - 15:16, 18/11/2020

Câu cửa miệng bao đời “sống chung với lũ” của người dân những vùng thấp trũng xứ Nghệ đang dần dịch chuyển sang “sống an toàn với lũ”. Để rồi những mô hình nhà chống lũ đã ra đời, những chiếc thuyền nan được mua sắm thêm…; hay chỉ đơn giản hơn, những chiếc bể chứa nước mưa cũng đã được xây dựng để “vượt lũ”.

Sống an toàn cùng lũ
Những chiếc thuyền nhỏ rất cơ động để di tản dân khi có lũ ở huyện Hưng Nguyên

“Tổ ấm” mùa lũ

Từ lâu, “rốn lũ” ở Hưng Nguyên (Nghệ An) được nhiều người biết đến với những xã nằm trọn ngoài đê tả sông Lam như Hưng Lợi, Hưng Lĩnh, Châu Nhân... Đây là vùng dễ ngập lụt và ngập nặng trong mùa mưa bão bởi không có đê bao bọc.

Lũ về, nhà nào nhà ấy ngập ngang hông; mọi sinh hoạt đời thường bị gián đoạn. Nước dâng cao bao nhiêu thì kê đồ đạc lên bấy nhiêu. Nhưng có năm, lũ to, kê đến mấy cũng không lại với trời đành bất lực nhìn tài sản ngâm trong nước. “Của đau con xót”, nhiều hộ dân đã nghĩ đến phương án tôn nền, xây dựng nhà có gác xép để tránh khi lũ về.

Nay, những xã nằm ngoài đê tả sông Lam thuộc huyện Hưng Nguyên, hầu hết các gia đình đã xây nhà có gác xép, gác chạn kết hợp tôn nền nhà cao tới hơn 1m so với mặt đường để tránh lũ. Gác chạn thường được thiết kế cách nền nhà từ 2,8 – 3m. Phòng khi có lũ, gác chạn trở thành nơi tá túc, tránh trú của mọi người trong nhà.

Đây còn là nơi cất giữ lương thực quanh năm của các gia đình, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Và, những chiếc “lưng nhà” còn được trổ vài lỗ vuông để khi lũ rút, nước có đường thoát nhanh và dễ làm vệ sinh nhà cửa…

Sống an toàn cùng lũ 1
Người dân xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên làm gác chạn và tích trữ nước để luôn sẵn sàng “vượt lũ”

Những người đến xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên lần đầu sẽ không khỏi ngạc nhiên vì những bể nước hình trụ được thiết kế cao tới 4 - 5m. Nước được dẫn bằng các ống nhựa từ mái nhà, đặc biệt hữu ích khi lũ về. Mặc bốn bề là nước lũ đục ngầu, người dân vẫn có nước sạch để dùng khi rút lên các chòi nhà, gác chạn, cách nền nhà 2,5-3 mét.

Đó là những “tổ ấm mùa lũ,” nơi có đầy đủ lương thực, thực phẩm dự trữ, chỗ nấu ăn và cả chỗ ngủ. Trâu bò cũng có thức ăn và chỗ trú ngay cạnh chủ nhờ những chòi cao được xây cặp theo nhà.

Và những chiếc thuyền cứu hộ

Rời “rốn lũ” huyện Hưng Nguyên, chúng tôi ngược lên vùng “rốn lũ” Bích Hào nằm sát sông Lam của huyện Thanh Chương. Bích Hào là một trong 5 xã khó khăn nhất huyện, gồm: Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Hà, Thanh Tùng, Thanh Long và Bích Hào. Gọi là vùng khó, bởi nơi đây chỉ sản xuất được một vụ vì “chưa nắng đã khô, chưa mưa đã ngập”.

“Sống an toàn với lũ”, người dân vùng Bích Hào không chỉ xây dựng nhà tránh lũ, cồn tự cứu, mà còn mua sắm thêm thuyền nhỏ để dễ cơ động khi nước lũ bủa vây. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết mỗi nhà dân nơi đây đều có 1 chiếc thuyền tôn nhỏ gác mái, sẵn sàng “hạ thủy” khi có lũ. Khi các cấp chính quyền chưa thể tiếp cận, người dân đã cơ động dùng thuyền nhỏ sơ tán người già, trẻ nhỏ cùng những tài sản có giá trị đến nơi an toàn.

Sống an toàn cùng lũ 2
Nhà tránh lũ của người dân xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương

Cũng tương tự như xã Bích Hào, người dân và chính quyền xã Thanh Tùng cũng đã quen dần với việc “sống an toàn cùng lũ". Theo ông Đặng Hữu Biền, Chủ tịch UBND xã Thanh Tùng, xã luôn nhắc nhở người dân về ý thức tự phòng tránh, mình là dân vùng lũ, phải chủ động trong việc đối phó để sống an toàn với lũ. Nếu bị động thì hậu quả rất khủng khiếp, ngoài mất ngoài còn là tài sản.

Lối tư duy “sống an toàn cùng lũ” đã và đang được rất nhiều vùng lũ ở xứ Nghệ áp dụng, thực hiện có hiệu quả. Bởi vậy, dù năm nào cũng xuất hiện lũ nhưng thiệt hại đã giảm rất đáng kể. Chính những căn nhà chòi, nhà có gác xép, nhà cộng đồng tránh lũ đến những chiếc thuyền tôn cơ động trong thôn xóm; hay thậm chí là những bể chứa nước mưa xây dựng “vượt lũ”… đã cho thấy nhận thức, hành động ứng phó với thiên tai, mưa lũ của bà con đã thay đổi hoàn toàn. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Tin nổi bật trang chủ
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 1 phút trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 3 phút trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 6 phút trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 8 phút trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 9 phút trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng giữa cộng đồng - Lữ Phú - 18:44, 07/09/2024
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.
Rà soát, di chuyển người dân đến nơi ở an toàn

Rà soát, di chuyển người dân đến nơi ở an toàn

Media - Trọng Bảo - 18:41, 07/09/2024
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, mưa lũ, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại về tài sản. Cùng với đó, nhiều địa bàn xuất hiện nguy cơ sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra,; cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang khẩn trương rà soát, di dời người dân đến nơi ở an toàn.