Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngổn ngang… sau lũ

Thanh Nguyễn - 19:22, 24/10/2020

Ngổn ngang rác, bùn đất, cây cối ngả nghiêng một màu bạc thếch; sách vở, bàn ghế chỏng chơ giữa nền nhão nhoét bùn lầy… tất cả bấy nhiêu chưa thể nói hết mức độ, hậu quả do mưa lũ để lại. Những đứa trẻ chưa biết bao giờ trở lại trường lớp, công tác giảng dạy ở các trường vùng lũ ở miền Trung chắc sẽ phải gián đoạn rất lâu…

Điểm trường Pa Nho, Trường Tiểu học số 1 thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) ngổn ngang sau bão lũ
Điểm trường Pa Nho, Trường Tiểu học số 1 thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) ngổn ngang sau bão lũ

Căng mình dọn trường

Chiều 18/10, mưa trắng trời, hồ Kẻ Gỗ thông báo xả lũ khiến người dân các xã hạ du ở huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)… nháo nhác, bất an. Chập tối, nước đã lênh láng, người dân tất bật sơ tán chạy lũ trong đêm. Nằm dưới quả “bom nước” Kẻ Gỗ, Trường Mầm non Cẩm Mỹ, xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) là một trong những trường thiệt hại nặng.

Trưa 22/10, chúng tôi đến Trường Mầm non Cẩm Mỹ khi lũ đã rút. Trên sân trường, trong mỗi lớp học, sách vở, đồ dùng dạy học, bàn ghế lấm lem, ngổn ngang. Cô Phan Thị Ánh Điệp, Hiệu trưởng thở dài: Nước lên nửa nhà, sách vở đồ dùng học sinh, ướt hết, hư hết cả rồi. Sau lũ, các cô giáo đang dọn dẹp bùn đất thì có thêm cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh đến hỗ trợ nên đỡ vất vả. Chúng tôi đang không biết kiếm đâu ra khoảng 300 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Còn tại Trường Tiểu học Cẩm Thành, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, thầy Thái Biên Cương, Hiệu trưởng lắc đầu: “Đến cuối ngày 22/10, nước trong sân trường vẫn ngập ngang đầu gối. Ở đây, nhiều nhà của các thầy, cô cũng đều ngập nhưng giáo viên đang phải bỏ việc nhà, lo dọn dẹp ở trường để sớm ổn định việc học sau lũ cho học sinh. Tính ra thiệt hại cũng đã lên đến 500 triệu đồng”.

Giáo viên Trường Mầm non Cẩm Mỹ (Hà Tĩnh) tất bật phơi tài liệu, đồ dùng học tập
Giáo viên Trường Mầm non Cẩm Mỹ (Hà Tĩnh) tất bật phơi tài liệu, đồ dùng học tập

Ông Nguyễn Văn Thông, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Bình cho biết: Cả tỉnh có đến 334 trường, 3.000 phòng học và chức năng bị ngập nặng với thiệt hại khoảng 370 tỷ đồng. Việc dọn dẹp, khắc phục hậu quả rất khó khăn, vất vả. Chúng tôi đã báo cáo UBND tỉnh, xin hỗ trợ ngày công từ các lực lượng để khẩn trương dọn dẹp nhưng chưa xong.

Chưa biết bao giờ mở lớp!

Đứng giữa ngổn ngang, đổ nát sau mưa bão, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) Lê Văn Quảng buồn bã: “Điểm trường Pa Nho có 3 lớp học với 84 học sinh người dân tộc Bru Vân Kiều đã bị đổ sập hoàn toàn bờ bao, trôi hết bàn ghế, đồ dùng, thiết bị dạy học. Lấy đâu chỗ dạy học cho trẻ ngay bây giờ. Năm học này lại vất vả. Lo lắm nhưng chưa biết tính sao”.

Đồ dùng phục vụ dạy học ngổn ngang tại Trường Mầm non Cẩm Mỹ (Hà Tĩnh)
Đồ dùng phục vụ dạy học ngổn ngang tại Trường Mầm non Cẩm Mỹ (Hà Tĩnh)

Đợt mưa lũ lớn vừa qua đã nhấn chìm hàng ngàn trường học với rất nhiều phòng học xuống biển nước. Theo đó, đã có một lượng lớn đồ dùng dạy học và học liệu bị hư hỏng nặng. Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: Nhiều trường sẽ còn mất rất nhiều thời gian cho công tác vệ sinh, dọn dẹp sau lũ nên sẽ rất lâu nữa mới có thể học được. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường phải bảo đảm an toàn mới được mở lại trường.

Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Thành xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hối hả phơi phơi đồ dùng dạy học sau lũ
Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Thành xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hối hả phơi phơi đồ dùng dạy học sau lũ

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Bình cũng cho biết thêm: Hiện, nhiều trường vẫn chưa khắc phục, dọn dẹp xong nên rất khó để ổn định việc học sau lũ sớm. Ngành đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, tiêu độc khử trùng, bảo đảm thật an toàn mới tổ chức dạy học…

Chạy lũ rồi căng mình dọn dẹp sau lũ có lẽ là câu chuyện muôn đời ở vùng rốn lũ. Nhìn từ thực tế hiện nay, ngành Giáo dục các tỉnh miền Trung đang rất khó khăn vượt qua mất mát, thiệt hại nặng nề này để đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 3 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 5 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 14 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.