Không chỉ động viên, tuyên truyền để cộng đồng người DTTS thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mà chính họ - những già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã là những tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, đẩy đuổi đói nghèo ra khỏi bản làng.
Trên hành trình phát triển tộc người Ơ Đu, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc chăm lo, hỗ trợ người Ơ Đu bằng nhiều cách, thì người Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) cũng đã quyết tâm vươn lên, hòa nhập và phát triển cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tối 29/10, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 54 năm Chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 - 31/10/2022) và Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Truông Bồn - Bản hùng ca huyền thoại".
LTS: Trong giai đoạn 2011 - 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 13.504 Người uy tín, gồm: Già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ, người sản xuất giỏi của 10 dân tộc sinh sống nơi các bản làng miền Tây. Cùng với các cấp chính quyền, bằng uy tín, tiên phong, trách nhiệm, phát huy vai trò tập hợp…; họ đã sát cánh cùng đồng bào, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách; thi đua phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Dù trải qua nhiều đổi thay, nhưng văn hóa của người Ơ Đu (xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị riêng biệt, không thể lẫn lộn. Điều đang quý là những năm gần đây, thế hệ trẻ người Ơ Đu không chỉ được học hành đầy đủ mà còn là những “sứ giả” lan tỏa văn hóa của dân tộc.
Bao năm qua, những người tiêu biểu, điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… của người Ơ Đu là những tấm gương sáng để cộng đồng dân bản tin và làm theo.
Xã hội -
Mai Hương -
19:57, 20/10/2022 Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78), hoạt động NHCSXH chi nhánh tỉnh Nghệ An, đã phát huy hiệu quả tích cực trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
LTS: Người Ơ Đu – thuộc nhóm DTTS rất ít người sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Nhiều năm qua, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào Ơ Đu, những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ văn hoá người Ơ Đu đang được thực hiện, để “cứu” một tộc người trước sự phai nhạt bản sắc văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán; cùng với đó là những trợ lực để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…
Kinh tế -
Phú Hương -
16:25, 09/10/2022 UBND tỉnh Nghệ An vừa có Chỉ thị số 22/CT- UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ đông.
Đã hơn mười năm làm Trưởng bản, Người có uy tín, chị Vy Thị Đại xin bà con được nghỉ để có thời gian nhiều hơn chăm lo gia đình, nhưng cứ mỗi lần xin nghỉ, thì số phiếu bầu của bà con dành cho chị lại nhiều hơn.
Nhà trôi, người chết, cây đổ, đất đá ngổn ngang… là những gì đã xảy ra sau thảm họa lũ quét ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) diễn ra đầu tháng 10. Dù nước lũ đã rút nhưng cuộc sống của bà con người Mông, Thái nơi đây lại đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về chỗ ở, nước sạch sinh hoạt, lương thực, xa hơn là kế sinh nhai và chốn an cư...
Nói đến bản Xiềng, người ta nghĩ ngay đến làng du lịch cộng đồng Pha Lài và cũng là làng dệt thổ cẩm nức tiếng ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Ở đó, có một người dù đã hưu trí nhưng vẫn không ngơi nghỉ, vẫn say sưa cùng bà con để làm nên một bản Xiềng ngày càng phát triển. Ấy là bà Ngân Thị Hà - Người có uy tín của bản.
Xã hội -
BĐT -
22:37, 06/10/2022 Ngày 6/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư khen các anh Vi Văn Truyền, Lê Minh Hương và nhiều người dân dũng cảm của bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Trong đợt mưa lũ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022, Nghệ An chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Hiện, một số nơi vẫn chưa thể khắc phục xong hậu quả để đón học sinh trở lại trường.
Trong đợt mưa lũ quét vừa qua, trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước và bùn lầy, rác thải. Nguy cơ dịch bệnh phát triển ảnh hưởng sức khoẻ người dân là rất lớn. Những ngày này, ngành Y tế các tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị y tế tích cực triển khai các biện pháp xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Đồng thời khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp làm sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nghệ An đang trải qua những ngày khó khăn do mưa lũ hoành hành. Đã có những tuyến đê xung yếu bị vỡ, những hồ nước hàng triệu m3 bị rò rỉ… Nguy cơ mất an toàn từ hồ đập, đê điều đang nguy cấp hơn bao giờ hết.
Trận lũ quét rạng sáng ngày 2/10 khiến chúng tôi nhớ lại lời của Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn (Nghệ An) Vi Hòe đã nói cách nay chưa lâu: “Huyện đang nghèo đi vì thiệt hại của mưa lũ”. Đúng như lời bộc bạch, chỉ phút chốc bản Hòa Sơn ,xã Tà Cạ và khối 1 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn đã thành bình địa với ngổn ngang đất đá, nhà đổ, cây ngã, người chết…
Lũ quét xảy ra từ rạng sáng ngày 2/10 khiến địa bàn xã Tà Cạ và khu vực thị trấn Mường Xén thuộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị ảnh hưởng nặng nề.
Ra đời từ năm 2018, thư viện giáo xứ Phú Linh (xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã trở thành điểm đến thú vị và góp phần khai mở văn hóa đọc cho giới trẻ vùng nông thôn.
Chiều nay 30/9, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với các sở, ban, ngành cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Đây là hoạt động đã được triển khai trong nhiều năm qua và tiến hành tái ký kết 5 năm tới.