Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra, chỉ ra hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, cấp phép khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, thanh tra tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại khu công nghiệp (KCN) này.
Vùng núi Quảng Nam được ưu đãi với nhiều tài nguyên văn hoá và tự nhiên để phát triển du lịch, tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng trên để phát triển du lịch vẫn chưa như mong đợi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Quảng Nam về những giải pháp, cách làm của tỉnh để tháo gỡ hạn chế này.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Vị “đắng” của mía”, ngày 28/2, UBND tỉnh Kon Tum có Văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thông tin và tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum cam kết thu mua những diện tích mía còn lại trên địa bàn tỉnh dứt điểm trong tháng 3/2024. Tuy nhiên, ngày 01/4/2024, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận tại các xã trên địa bàn Tp. Kon Tum thì diện tích mía chưa được thu hoạch vẫn còn nhiều và người trồng mía vẫn đang lo lắng vì sự chậm trễ này.
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, bị bỏ hoang hơn 10 năm nay khiến người dân xót xa. Dự án cũng đã từng bị rất nhiều cơ quan báo chí, truyền thông “điểm tên”. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã có quyết định tiếp tục tái khởi động dự án này với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tích cực triển khai nhiều hoạt động và đã đạt được những kết quả ban đầu. Trong đó, nổi bật là truyền dạy trống K’toang, Cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống… cho lớp trẻ. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với bà Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao Bình Định (Sở VH&TT) về vấn đề này.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS, đã góp phần phát huy hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Trà Vinh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trao đối với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Huỳnh Công Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Càng Long đề xuất, người dân ở xã NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn cần tiếp tục được trợ lực từ Chương trình MTQG 1719 để thoát nghèo bền vững.
Việc giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSDĐ cho người dân là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Khó khăn hiện nay là vấn đề kinh phí để thực hiện vấn đề này thì huyện chưa biết lấy ở đâu, bởi theo quy định vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương không chi cho nội dung này.
Trong 2 năm 2022 và 2023, huyện Phù Yên được phân bổ gần 200 tỷ đồng để triển khai 9 dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Đến nay, đã giải ngân thực hiện 4/9 dự án, với tổng số tiền trên 83 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trên 44% tổng vốn giao của 2 năm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2021 - 2023, tính đến tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện 43 công trình thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), là Chương trình có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay đang được đầu tư, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, nhu cầu cấp bách trong phát triển kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Lãng đã đặt quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi về nội dung này với ông Lê Tuấn Minh, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện.
Thời gian qua, huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã nỗ lực trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ đó, đời sống của người dân được cải thiện; cơ sở, hạ tầng của huyện được đầu tư khang trang. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, khiến cho kết quả chưa được như mong đợi.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo, điều hành và thực hiện đồng bộ, toàn diện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và đạt những kết quả tích cực.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Kiên Giang đã đáp ứng nguyện vọng của đồng bào, từng bước thay đổi bộ mặt vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả bước đầu thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Kiên Giang, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Danh Phúc - Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ mạnh dạn khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên hiện các dự án khởi nghiệp ở khu vực này vẫn còn hạn chế.
Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 164/2003/QĐ-TTg ngày 08/8/2003 về việc thành lập Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình (nay là Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình). Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Ban Dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo và xây dựng các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (8/8/2003 - 8/8/2023), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, cho thấy vai trò tham mưu của Ủy ban Dân tộc trong thiết kế, vận hành một Chương trình rất đặc biệt vì đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của cử tri nhìn nhận, đánh giá về vai trò đặc biệt của Ủy ban Dân tộc - cơ quan thường trực Chương trình.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn Trung ương bố trí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 1.501,025 tỷ đồng.