Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Công ty Cổ phần Đường Kon Tum chưa thu mua hết mía cho người dân như cam kết

Ngọc Chí - 06:43, 02/04/2024

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Vị “đắng” của mía”, ngày 28/2, UBND tỉnh Kon Tum có Văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thông tin và tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum cam kết thu mua những diện tích mía còn lại trên địa bàn tỉnh dứt điểm trong tháng 3/2024. Tuy nhiên, ngày 01/4/2024, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận tại các xã trên địa bàn Tp. Kon Tum thì diện tích mía chưa được thu hoạch vẫn còn nhiều và người trồng mía vẫn đang lo lắng vì sự chậm trễ này.

Đến ngày 01/4/2024, toàn Tp. Kon Tum còn 62 hecta mía chưa thu hoạch
Đến ngày 01/4/2024, toàn Tp. Kon Tum còn 62 hecta mía chưa thu hoạch

Toàn tỉnh Kon Tum hiện có hơn 1.200 hecta mía, tỉnh có chủ trương phát triển diện tích mía nguyên liệu niên vụ 2023 - 2024 của tỉnh đạt khoảng 2.000 hecta. Riêng Tp. Kon Tum là địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh với hơn 900 hecta, trong đó hơn 832 hecta mía đủ điều kiện cho thu hoạch. Theo số liệu thống kê, đến hết ngày 01/4, toàn Tp. Kon Tum còn 62 hecta mía của người dân chưa được thu hoạch.

Với vẻ mặt lo lắng, ông A.C, thôn Kon Hngo Klah, xã Ngọc Bay hiện đang trồng mía tại xã Đoàn Kết, Tp. Kon Tum cho biết: Hiện tại gia đình còn 4 sào mía. Trước gọi Công ty hỏi thì cứ bảo chờ chừng nào có đường đi. Tới bữa nay Công ty cũng chưa cho chặt nhưng mình phải chặt thôi, chờ xe 3 ngày rồi, do xe Công ty điều chậm. Nếu bây giờ mưa xuống cái là xe không vào được, bà con sẽ khó thu hoạch.

Người dân cho rằng mía chậm thu hoạch là do không được Công ty điều xe chứ không phải thiếu nhân công chặt
Người dân cho rằng mía chậm thu hoạch là do không được Công ty điều xe chứ không phải thiếu nhân công chặt

Thời tiết ở Kon Tum đang nắng nóng gay gắt, việc chậm thu mua làm cho cây mía đang khô dần trên những cánh đồng, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chữ đường, mà còn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất niên vụ tới không theo kế hoạch, điều này làm bà con nông dân hết sức lo lắng.

Anh A.P, thôn Kon Hngo Klah, xã Ngọc Bay, Tp. Kon Tum chia sẻ: Tôi trồng gần 3 sào mía năm thứ 4. Hiện tại mía chưa chặt, cũng hỏi bên nông vụ Công ty mà bảo chưa cho chặt. Giờ mía nó khô hết rồi, lá khô rồi, nắng nóng nữa nó tụt sản lượng. Giờ tôi chỉ mong muốn được chặt mía rồi chở lên nhà máy thôi.

Cuốc vội những gốc mía vừa thu hoạch để cho xe cày xới đất, ông A.Đ, thôn Kon Ngol Klah, xã Ngọc Bay, Tp. Kon Tum chia sẻ thêm: Thường thì tháng 12 năm trước đến tháng 01 năm sau là chặt rồi, giờ đến tháng 3, tháng 4 mới chặt, mía giảm chữ đường, giảm tấn. Vừa rồi 6,5 sào chặt được hơn 40 tấn, có 9,5 chữ đường. Năm trước thì chặt được gần 70 tấn.

Theo người dân việc nhà máy chậm thu mua sẽ làm giảm sản lượng, chữ đường và giảm thu nhập
Theo người dân việc nhà máy chậm thu mua sẽ làm giảm sản lượng, chữ đường và giảm thu nhập

Về chính sách của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum hỗ trợ thêm chi phí với mức 20.000 đồng/tấn mía sạch đối với những diện tích được thu hoạch sau Tết Nguyên đán thì người trồng mía cho rằng mức hỗ trợ đó không “thấm” vào đâu so với những thiệt hại của người trồng mía khi Công ty chậm thu mua.

Ông A.S, thôn Kơ Năng, xã Ngọc Bay, Tp. Kon Tum cho biết: Tôi có 6,5 sào mía, tới bữa nay là chưa chặt. Lý do thì Công ty chưa cho xe, nếu có xe thì công chặt lúc nào cũng có hết. Việc thu mua mía chậm ảnh hưởng thứ nhất là chữ đường, thứ hai là năng suất, thứ ba là đến vụ sang năm. Bà con sống nhờ vào mía, kiểu này khổ cho bà con. Tới hôm nay mà hỗ trợ 20 nghìn đồng/tấn mía là không phù hợp. Tại vì chất lượng mía hao hụt nhiều quá.

Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đang đẩy nhanh tiến độ thu mua và cam kết đến ngày 10/4 sẽ thu mua hết mía cho bà con nông dân
Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đang đẩy nhanh tiến độ thu mua và cam kết đến ngày 10/4 sẽ thu mua hết mía cho bà con nông dân

Theo thông tin từ UBND Tp. Kon Tum thì lãnh đạo UBND thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc sản xuất tại Công ty Cổ phần Đường Kon Tum và Công ty cũng cam kết đến ngày 10/4 sẽ thu mua hết diện tích mía còn lại cho người dân.

Đối với người nông dân trồng mía, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số thì cây mía được xem là nguồn thu nhập lớn của gia đình, vì vậy mong muốn lớn nhất của người trồng mía là Công ty phải sớm thu mua hết mía cho người dân theo đúng như cam kết, tránh đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân. Đồng thời, phải thực hiện thu mua đúng lịch thời vụ trong niên vụ tiếp theo, có như vậy thì người dân mới thực sự an tâm, tin tưởng và tiếp tục đồng hành trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu mía. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 14 phút trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 18 phút trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 21 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 23 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.