Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về Nông hội mía tím

Ngọc Thu - 06:30, 11/09/2023

Ngày ông Kơ Pă Jiâu ở làng Nhao 2 (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đưa cây mía tím về trồng trên ruộng lúa của làng, bà con ai cũng cười nhạo và phản đối việc làm này của ông. Với người Gia Rai nơi đây, “giống cây lạ” này không thể thay thế cây lúa. Ấy vậy mà hơn 15 năm trôi qua, cây mía luôn tốt tươi và cắm rễ sâu vào lòng đất, góp phần đưa cuộc sống người dân Ia Kênh ngày một khởi sắc.

Ông Kơ Pă Jiâu (ngoài cùng bên phải) - người tiên phong đưa cây mía tím về trồng, thay đổi cuộc sống ấm no
Ông Kơ Pă Jiâu (ngoài cùng bên phải) - người tiên phong đưa cây mía tím về trồng, thay đổi cuộc sống ấm no

Cách đây 15 năm về trước, bà con Gia Rai làng Nhao 2 luôn bị cái đói, cái nghèo đeo bám. Đất đai khô cằn, trồng lúa kém hiệu quả, ông Kơ Pă Jiâu đã quyết tâm ra khỏi làng để đi tìm hướng thoát nghèo.

Cho tới hôm ông gặp được người Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi cách làng Nhao gần 20km. “Mình thấy vườn rẫy nhà ông ấy trồng giống mía rất lạ. Thân mía màu tím ngắt nhưng cây thì to tròn, mập mạp. Mình tò mò hỏi thì được giới thiệu đó là giống mía tím - loài cây phù hợp với vùng đất khô hạn. Mình quyết định đưa “giống cây lạ” này về trồng thử trên đất lúa cằn cỗi của làng”. Ông giải thích và mong muốn mọi người cùng làm với mình, nhưng không ai đồng ý...

Ông Jiâu thu hoạch, chất mía tím lên công nông bán cho thương lái mang lại lợi nhuận gấp 4 - 5 lần so với trồng mía (ảnh bổ sung)
Ông Jiâu thu hoạch, bán mía trực tiếp cho thương lái mang lại lợi nhuận gấp 4 - 5 lần so với trồng mía

Sau 2 tháng xuống giống, với bao công chăm sóc, đến khi chuẩn bị thu hoạch, để chứng minh cho già làng và mọi người thấy được hiệu quả, ông Jiâu chặt một ít mía biếu dân làng, phần còn lại, ông chở xuống TP. Pleiku bán cho thương lái. Lúc ấy, với gần nửa sào mía trồng thử nghiệm, ông Jiâu bán được gần 10 triệu đồng. Ông tiếp tục mua thêm ngọn giống về trồng trên diện tích 3 sào. Dân làng bắt đầu tin lời ông Jiâu nhưng họ vẫn bảo vệ cây lúa.

5 năm sau, nhờ cây mía mà ông Jiâu xây được nhà, mua sắm xe cộ, ti vi, máy lạnh… thì người làng mới theo ông trồng cây mía. Không chỉ người dân trong làng mà nhiều hộ ở xã Ia Kênh cũng bắt đầu học theo ông Jiâu để trồng mía tím.

Người dân xã Ia Kênh làm theo ông Jiâu trồng mía tím đón cuộc sống ấm no (ảnh bổ sung)
Người dân xã Ia Kênh làm theo ông Jiâu trồng mía tím đón cuộc sống ấm no

Ông Kpă Pyui (làng Nhao 1) cũng chuyển 2 sào đất lúa sang trồng mía tím. Ông Pyui cho hay: “Nhiều năm nay, với 2 sào mía tím, gia đình tôi thu về gần 70 triệu đồng/vụ. Như vậy, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím cho chúng tôi thu nhập cao gấp 5 lần”.

Khi cây mía phủ tím ngắt cánh đồng làng, cuộc sống người làng dần đổi thay. Già làng Ralan Tip bảo rằng: “Kơ Pă Jiâu làm đúng rồi! Làng mình nay không còn hộ nghèo và tự hào về giống cây trồng bằng ngọn này lắm”.

Được biết, cây mía tím phát triển mạnh tại vùng đất xã Ia Kênh từ năm 2019. Mía tím không kén đất, chịu hạn, sinh trưởng mạnh, có thể trồng mọi loại hình đất và đặc biệt là chi phí đầu tư thấp. Giờ đây, vùng đất Ia Kênh đã hình thành cánh đồng mía rộng 24ha với hàng chục hộ trồng mía. Người Gia Rai nơi đây đã vươn lên làm giàu từ cây mía tím là điều mà không ai có thể phủ nhận...

Nhờ thay đổi nếp nghĩ cách làm chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mía tím đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào Gia Rai xã Ia Kênh (ảnh bổ sung)
Nhờ thay đổi nếp nghĩ cách làm chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mía tím đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào Gia Rai xã Ia Kênh

Ông Lê Quang Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh cho biết, nhờ việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía tím, diện mạo nông thôn dần thay đổi, đời sống bà con được nâng lên. Hiện mỗi ha mía đạt năng suất bình quân 700 tạ; sau khi trừ chi phí người dân thu về lợi nhuận trên 250 triệu đồng. Thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường và các dịch vụ tư vấn khác cho Nông hội mía; hỗ trợ hội viên tham quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng sản xuất tiên tiến, hiệu quả; tạo điều kiện để Nông hội tham gia hội chợ, phiên chợ do thành phố tổ chức hằng năm nhằm quảng bá, tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tháng 5/2020, xã Ia Kênh thành lập Nông hội mía tím. Ông Kpă Pyui được bầu làm Chủ nhiệm. Thời gian đầu, Nông hội chỉ có 23 hội viên nhưng hiện nay đã tăng lên 40 hội viên với 24ha mía. Tham gia Nông hội, bà con được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía. Nhờ vậy, những niên vụ vừa qua, năng suất mía đạt khá. Cây mía to, đẹp, ngọt nước với giá bán dao động từ 7.000 đến 12.000 đồng/cây”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Từ ngày 3 - 5/11, tại Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất và Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2023.
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 2 giờ trước
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 3 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.